Góp phần làm nên những sản phẩm từ gốm đặc sắc, mang hồn cốt dân tộc, không thể thiếu bàn tay của những nghệ nhân làm gốm. Họ là những người đã sống thầm lặng với những đóng góp cho xã hội, cho tinh hoa văn hóa đất nước, nhằm duy trì những nét đẹp truyền thống của nghề gốm Việt Nam. Hãy cùng CHUS điểm qua 15 cái tên nổi bật trong làng gốm Việt, những người được biết đến nhiều bởi tài năng và tâm huyết không ngừng nghỉ.

Nghệ nhân làm gốm là gì?

Nghệ nhân gốm là danh hiệu cao quý, dành cho những người có trình độ cao và tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật làm gốm sứ. Khác với nghệ sĩ, những người nghệ nhân thường không được đào tạo chuyên môn ở trường học mà là kết quả của sự truyền dạy từ nhiều thế hệ trước. Họ là những người thợ thành thạo trong các kỹ thuật như vuốt, nặn, và vẽ trên gốm.

Để tạo ra những sản phẩm gốm sứ đặc biệt, nghệ nhân cần phải có kiến thức sâu sắc về văn hóa, lịch sử, và truyền thống dân tộc, đồng thời kết hợp sự sáng tạo và tay nghề khéo léo. Họ cũng phải nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu của khách hàng để tạo ra những sản phẩm thẩm mỹ và độc đáo, từ đó góp phần làm phong phú và giữ gìn nét đẹp văn hóa của đất nước.

Nghệ nhân làm gốm

15 Nghệ nhân làm gốm Việt sở hữu tay nghề đỉnh cao

1. Nghệ nhân làm gốm Nguyễn Chí Cường

Sinh ra vào ngày 10/09/1985, từ năm 2014, Nguyễn Chí Cường đã bắt đầu hành trình sản xuất gốm sứ vẽ tay, đặc biệt là gốm sứ theo phong cách Phong Thuỷ. Anh cũng là một thành viên tích cực của câu lạc bộ gốm sứ Giang Cao.

Với tinh thần tận tụy và đam mê, Nguyễn Chí Cường đã đạt được nhiều thành công nổi bật. Anh đã xuất sắc giành giải nhất trong cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2023 và giải 3 trong cuộc thi Mẫu sản phẩm Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2021.

2. Nghệ nhân Nguyễn Đức Thắng

Nguyễn Đức Thắng là cha đẻ của nhiều tác phẩm gốm sứ đặc sắc. Ông được công nhận là Nghệ nhân tiêu biểu vào tháng 12/2023. Bắt đầu từ việc làm thuê từ năm 1986, Nguyễn Đức Thắng đã dần khẳng định tài năng và kỹ năng của mình trong nghề làm gốm sứ. Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, ông đã quyết định mở xưởng làm gốm tại nhà từ năm 1992, nơi mà ông có thể tự do thể hiện sự sáng tạo và đam mê của mình.

 

Nghệ nhân làm gốm Nguyễn Đức Thắng

 

Nghệ nhân làm gốm Nguyễn Đức Thắng được trao tặng nhiều giải thưởng tiêu biểu

Một trong những sản phẩm nổi bật mà Nguyễn Đức Thắng đang tập trung làm là chậu tượng để trồng cây. Những chiếc chậu tượng này không chỉ là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp mắt mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật truyền thống và nhu cầu sử dụng hiện đại.

3. Nghệ nhân Tô Thanh Sơn 

Nghệ nhân Tô Thanh Sơn là một trong bốn nghệ nhân nổi tiếng của làng gốm Bát Tràng, bao gồm Độ, Thắng, Lợi và chính ông. Trong số các đồng nghiệp, ông nổi bật với kỹ thuật tạo ra dòng men rạn từ xương gốm.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề gốm, ông đã tạo ra vô số các sản phẩm gốm Bát Tràng được người dùng tin tưởng như đồ thờ, ấm chén, bát đĩa... Sản phẩm của ông còn được trưng bày trong phòng trưng bày riêng với những tác phẩm bình, lọ, lư hương, tượng phật...

Tô Thanh Sơn còn được biết đến khi được đặt hàng đặc biệt ở khu Thái Miếu – Lam Kinh – Thanh Hóa. Ông cũng là người lưu giữ những sản phẩm gốm men rạn bị thất truyền từ thế kỷ XIX. Tính cách tỉ mỉ, kiên nhẫn và đam mê nghệ thuật đã giúp Tô Thanh Sơn trở thành một trong những nghệ nhân gốm sứ hàng đầu, không chỉ giữ gìn và phát triển nghệ thuật truyền thống mà còn mang đến những đột phá sáng tạo mới cho làng gốm Bát Tràng.

4. Nghệ nhân làm gốm Giang Thị Mai

Giang Thị Mai, một nghệ nhân gốm sứ xuất sắc, đã ghi dấu ấn của mình trong làng gốm truyền thống Giang Cao, Bát Tràng. Năm 2021, sự cống hiến và tài năng của Mai được vinh danh bằng bằng bằng chứng nhận Nghệ nhân, thể hiện sự kiên trì và nỗ lực không ngừng. Tác phẩm tiêu biểu của Mai là "Lộc Bình Nền Vân gỗ", kết hợp tinh tế giữa hình ảnh của lộc và vân gỗ, biểu tượng cho may mắn và sự sáng tạo.

 

Nghệ nhân làm gốm Giang Thị Mai

 

Nghệ nhân làm gốm Giang Thị Mai với nhiều năm gắn bó cùng gốm Việt

5. Nghệ nhân gốm Lê Minh Châu

Nghệ nhân gốm Lê Minh Châu nổi tiếng với việc tạo ra những chiếc lọ hoa tinh xảo và độc đáo. Đặc biệt, con trai của ông, Lê Minh Ngọc, tiếp nối tài năng gia đình với chiếc bình cao nhất Việt Nam, chiều cao lên đến 3,2 mét. Chiếc bình này đã ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam và được trưng bày tại nhiều triển lãm gốm uy tín.

6. Nghệ nhân Đào Văn Hải

Nghệ nhân Đào Văn Hải là một hình mẫu của sự kiên trì và đam mê. Sinh ra và lớn lên tại làng gốm truyền thống Giang Cao Bát Tràng, ông đã trải qua hơn 25 năm gắn bó với chất liệu gốm sứ, biến mỗi khối đất thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

 

Nghệ nhân gốm Đào Văn Hải

 

Nghệ nhân Đào Văn Hải cần mẫn với nghề

Năm 2019, nỗ lực của ông đã được công nhận bằng tấm bằng nghệ nhân. Công trình đặc trưng của ông phải kể đến bình phong thuỷ "Lộc Bình". Đây không chỉ là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng mà còn chứa đựng linh hồn của ông, đồng thời gửi gắm những thông điệp sâu sắc về văn hóa và tâm linh.

7. Nghệ nhân Nguyễn Khang

Nghệ nhân Nguyễn Khang là một chuyên gia sành về tranh gốm và tranh sứ. Ông đã xây dựng nên một thương hiệu riêng, trở thành một cái tên nổi tiếng tại thị trường tranh gốm sứ của làng Bát Tràng. Sự nghiệp của ông đã thu hút sự quan tâm và đánh giá cao từ các chuyên gia cả trong và ngoài nước.

8. Nghệ nhân làm gốm Vương Mạnh Tuấn

Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn, người con của làng gốm Bát Tràng, đã gắn bó với nghề gốm suốt gần 40 năm. Sinh năm 1964, anh đã từng bước chế tạo thành công những chiếc ấm Tử Sa độc đáo và tinh tế. Trong mắt người sành thưởng trà, những bộ ấm Tử Sa do đôi tay khéo léo của Vương Mạnh Tuấn tạo ra không chỉ đẹp mắt mà còn mang đến vị ngon khi pha trà. 

 

Nghệ nhân làm gốm Vương Mạnh Tuấn

 

Nghệ nhân làm gốm Vương Mạnh Tuấn và hành trình nuôi dưỡng đam mê

9. Nghệ nhân Đào Văn Cam

Nghệ nhân Đào Văn Cam là một trong những người có đóng góp lớn vào ngành nghệ thuật gốm sứ Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Đông Dương, ông đã dành cả đời mình cho việc nghiên cứu và sáng tạo gốm. Từ đó đến nay, ông đã tạo ra những sản phẩm gốm sứ mang đậm giá trị nghệ thuật, từ các bức tượng nhỏ đến những bức tranh gốm lớn. Tay nghề khéo léo và niềm đam mê đã giúp ông thể hiện được ý tưởng và cảm xúc của mình qua từng tác phẩm.

10. Nghệ nhân Vũ Đức Thắng

Với hơn 40 năm gắn bó với nghề gốm truyền thống, cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng đã trở thành biểu tượng của sự sáng tạo và bền bỉ trong làng gốm sứ Bát Tràng. Ông không chỉ là người thạo nghiệp về kỹ thuật gốm, mà còn là một nghệ sĩ tài ba trong việc kết hợp nghệ thuật truyền thống với phong cách hiện đại.

Sự đặc biệt trong các tác phẩm của ông nằm ở việc luôn tìm kiếm cảm hứng từ cái đẹp bình dị của cuộc sống Việt Nam. Những bức tranh gốm của ông không chỉ đơn thuần là hình ảnh, mà còn là biểu hiện của tinh thần dân tộc. Kỹ thuật khắc chìm và phủ men của ông là điều mà không phải ai cũng có thể thực hiện được, mang lại cho mỗi tác phẩm sự độc đáo và phần nào đó là "Hồn đất Việt".

 

Nghệ nhân Vũ Đức Thắng

 

Nghệ nhân Vũ Đức Thắng được biết đến với đôi bàn tay khéo léo

Với sự tài năng và đam mê, các sản phẩm của Vũ Đức Thắng đã được yêu thích không chỉ trong nước mà còn vượt ra ngoài biên giới, là điểm nhấn của nghệ thuật gốm Việt Nam trên trường quốc tế. Ông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người yêu nghệ thuật và là một nguồn cảm hứng không ngừng cho thế hệ nghệ nhân sau này.

11. Nghệ nhân gốm Nguyễn Lợi và Phạm Thị Châu

Nguyễn Lợi và Phạm Thị Châu được biết đến là hai vợ chồng hiếm hoi đều theo nghiệp làm gốm và được phong làm nghệ nhân. Tốt nghiệp từ Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, cả hai đã tạo ra những tác phẩm gốm sứ đầy ấn tượng và nghệ thuật. 

Nguyễn Lợi, với sự kiên trì và lòng đam mê, từng trải qua những thử thách khó khăn. Nhưng mỗi thất bại chỉ là bước đệm cho thành công. Với màu men riêng biệt, ông đã chinh phục được nhiều giải thưởng danh giá, góp phần làm giàu di sản văn hóa. Phạm Thị Châu, người bạn đồng hành không kém phần quan trọng, đã cùng Nguyễn Lợi xây dựng nên một cuộc hành trình nghệ thuật đầy ý nghĩa.

12. Nghệ nhân Trần Độ

Nghệ nhân Trần Độ, người con ưu tú của làng nghề Bát Tràng, được giới trong nghề tôn vinh là "Vua Men Gốm Bát Tràng". Gia tài hơn 60 loại men cổ của ông là minh chứng cho sự uyên bác và sâu rộng trong nghề gốm.

 

Nghệ nhân Trần Độ

 

Nghệ nhân Trần Độ - Vua men gốm của Làng nghề Bát Tràng

Sinh năm 1957 trong dòng họ Trần ở Bát Tràng, từ nhỏ Trần Độ đã được dẫn dắt theo nghề bởi cha. Tuổi thơ của ông trôi qua với những công việc miệt mài trong xưởng gốm, từ chuẩn bị đất đến vò đất và bắt vanh. 

Nhờ sự rèn giũa của cha và các bề trên, ông từng bước trở thành một nghệ nhân tài ba.Với sự nghiên cứu và đam mê về gốm cổ Bát Tràng, Trần Độ đã tìm ra hướng đi riêng cho mình. Sản phẩm gốm của ông mang trong đó hồn cốt Việt, tái hiện lại những đường nét hoa văn trang nhã của các triều đại Việt.

13. Nghệ nhân Trần Hợp

Nhắc đến nghệ nhân làm gốm nổi tiếng của Việt Nam, không thể không nhắc đến Trần Hợp. Ông được biết đến chủ yếu bởi 2 loại nước men là Huyết Dụ và Kết Tinh. Nhờ sự khéo léo trong việc sử dụng nước men, ông đã tạo ra những tác phẩm gốm sứ độc đáo và toát lên vẻ đẹp thẩm mỹ đặc biệt.

14. Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng

Hơn 30 năm say giữa sắc gốm hương đất, nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng vẫn cần mẫn, miệt mài cống hiến trí tuệ và công sức cho nghề. Mỗi một tác phẩm của ông là kết tinh của sự tinh tế, giá trị và khác biệt. Đến với gốm bởi chữ “Duyên” - Duyên nghề và duyên đời, bởi cha ông là nghệ nhân nổi tiếng Nguyễn Văn Cổn. 

Được chắp thêm đôi cánh hậu thuẫn vững chắc từ gia đình, nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng đã chăm chỉ rèn nghề, vượt qua hàng ngàn chông gai để làm nên chất men say nồng của những tuyệt phẩm gốm sứ mang thương hiệu Việt. Đặc biệt, đồ gốm của anh còn vinh dự xuất hiện tai nhiều lễ hội văn hóa lớn bậc nhất cả nước như: Hương sắc gốm Bát Tràng; Festival nghề truyền thống tại Huế; Triển lãm 60 năm Bác Hồ về thăm Bát Tràng; chương trình “60 tác phẩm gốm nghệ thuật hiến tặng”,...

 

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng

 

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng là “con nhà nòi” với niềm đam mê mãnh liệt

15. Nghệ nhân Lê Quang Quẻ Chiến

Lê Quang Quẻ Chiến xuất thân là một họa sĩ và giảng viên tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Ông đã được vinh danh với danh hiệu "Nghệ nhân Hà Nội" do Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội trao tặng. Với kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực mỹ thuật, ông đã tạo ra những tác phẩm sáng tạo và độc đáo. Sự đóng góp của ông không chỉ làm phong phú thêm di sản văn hóa nghệ thuật của Việt Nam mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ nghệ sĩ.

Lời kết

Không có những nghệ nhân với tình yêu sâu sắc, các sản phẩm gốm sứ tạo ra sẽ chỉ là khối đất sét vô tri vô giác. Chính những người thợ lành nghề đã tạo hồn và khoác lên chúng những hình hài đặc biệt. Mỗi một sản phẩm sẽ chứa đựng những câu chuyện riêng về cuộc đời, về tình yêu con người, đất nước. 

Hãy cùng CHUS ủng hộ những nghệ nhân gốm Việt thông qua các sản phẩm đặc sắc mang thương hiệu Việt. Nhằm gìn giữ và kiến tạo tinh hoa nghệ thuật, văn hóa cho thế hệ trẻ và mai sau. Để gốm Việt sống mãi trong trái tim những người con đất Việt!