Gốm Việt đã đi “xuyên” qua thời đại, chảy cùng thời gian và sâu lắng cùng tâm hồn người Việt. Những kỹ thuật thủ công làm gốm từ đó cũng được xem là bệ đỡ vững chắc, giúp gốm Việt ghi dấu ấn trên bản đồ nghệ thuật thế giới.

Ở Chus, chúng tôi không chỉ tìm kiếm những sản phẩm “đẹp”, mang giá trị, mà còn chứa đựng linh hồn và văn hóa người Việt ta. Trong bài viết này, hãy cùng Chus khám phá những kỹ thuật thủ công đặc sắc, cho ra đời những đồ gốm đẹp say đắm lòng người!

Điểm tên những kỹ thuật thủ công tô điểm cho đồ gốm

1. Kỹ thuật làm gốm men hoả biến

Không đơn thuần là kỹ thuật tráng men, men hỏa biến còn là bản giao hưởng của nghệ thuật gốm sứ truyền thống Việt Nam. Kỹ thuật này được cấu thành bởi 3 yếu tố quan trọng là oxit sắt, titan và nhiệt độ. Những đường vân như dòng lửa rực chảy trên bề mặt gốm từ đó được nảy sinh, ẩn chứa sự tinh tế và đầy sáng tạo.

Để làm nên những sản phẩm gốm tinh xảo, phức tạp, đòi hỏi bàn tay khéo léo của nghệ nhân. Kết hợp với đó là sự tỉ mỉ trong kiểm soát nhiệt độ nung cao, trên 1300 độ C. Mỗi sản phẩm gốm được men hỏa biến đều mang một dáng dấp riêng, độc đáo hơn bao giờ hết. 

gốm, ceramics, gốm Việt, Vietnamese ceramics, kỹ thuật làm gốm, ceramic art

Ra đời với sứ mệnh khoác lên mình những chiếc chén trắng sữa một diện mạo mới bằng kỹ thuật men hỏa biến. Đông Gia đã góp phần đưa gốm Việt đến gần hơn với mọi lứa tuổi và vươn ra quốc tế. Đông Gia được thành lập năm 2006, bởi Phan Thuý Mai và chồng, Francois Jarlov. Phải nói, Gốm Đông Gia không chỉ thể hiện tay nghề điêu luyện và tinh hoa nghệ thuật, mà còn là sự kết hợp tinh tế của thiên nhiên và văn hóa Việt Nam.

2. Kỹ thuật vẽ tay trên gốm 

Kỹ thuật vẽ tay trên gốm sứ là một nét đẹp truyền thống đặc biệt, được ấp ủ bởi những nghệ nhân chân chính. Toàn bộ quá trình này được thực hiện thủ công, do đó không đồng nhất về các họa tiết, hoa văn, đường nét, có màu sắc nhạt và đơn sắc. Mỗi một sản phẩm đến tay khách hàng sẽ là phiên bản riêng biệt, ghi đậm dấu ấn cá nhân. 

Qua sự tỉ mỉ, sáng tạo và khả năng làm chủ cây cọ, từng họa tiết được biểu diễn một cách sống động, có hồn và đầy uyển chuyển. Không chỉ để trang trí hay phục vụ đời sống, mỗi một sản phẩm gốm đều “chuyên chở” những câu chuyện về cuộc đời, văn hóa người Việt.

gốm, ceramics, gốm thủ công, handcrafted ceramics, gốm Việt Nam, Vietnamese ceramics, Tu Hú Ceramics

Tại Chus, chúng tôi có Tu Hú Ceramics - Gốm Việt truyền thống trong “giao diện” tân thời. Mặc dù là một thương hiệu làm gốm trẻ, bắt kịp xu hướng hiện đại, thế nhưng Tu Hú Ceramics vẫn gìn giữ những nét đẹp truyền thống. Trong đó kỹ thuật vẽ tay đã mang đến cho Tu Hú Ceramics những sản phẩm đẹp điên đảo lòng người. Ngoài ra, những nghệ nhân tại đây còn ứng dụng các kỹ thuật khác như phẩy sợi tô màu, phun màu, để khắc họa chân thật và trọn vẹn mọi hình thái khác nhau.

3. Kỹ thuật tráng men

Men gốm, lớp thủy tinh mỏng từ 0,15-0,4 mm, được phủ lên bề mặt xương gốm trong quá trình nung. Điều này tạo nên bề mặt sáng bóng, mịn màng, cứng cáp hơn, không dễ bám bẩn và cải thiện độ bền cho sản phẩm.

Tráng men không chỉ giúp bề mặt gốm đa màu sắc hơn, mà còn là phương tiện để người nghệ nhân thỏa sức sáng tạo. Men gốm có thể được ứng dụng bằng nhiều cách: nhúng, quét, hoặc phun lên bề mặt xương gốm, tạo ra các hoa văn, màu sắc theo ý thích và tay nghề của người thợ.

gốm, ceramics, gốm thủ công, handcrafted ceramics, gốm Việt Nam, Vietnamese ceramics

Xác định nước men cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu đồ gốm cổ. Nó không chỉ liên quan đến các đặc tính của men mà còn đến phương pháp tráng men. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hiểu biết và đánh giá đúng về giá trị, nguồn gốc của sản phẩm men gốm.

4. Kỹ thuật chạm và khắc cẩn

Kỹ thuật chạm và khắc cẩn là những bước khởi nguồn quan trọng trong lịch sử gốm sứ. Đến thời đại thạch khí, người Trung Quốc đã sáng tạo ra loại gốm đen, với men có ứng dụng kỹ thuật này. Những đường chạm sâu và ăn khuyết, kết hợp với lớp trong của bình, tạo nên các đường lằn khắc độc nhất. Để tạo ra những tuyệt tiết này, người thợ đã sử dụng đục tre vót bén, thay vì sử dụng dao thép như chúng ta thường thấy ngày nay.

Kỹ thuật này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế mà còn là biểu hiện sâu sắc về tâm hồn và truyền thống văn hóa của người làm gốm. Những đường nét chạm và khắc cẩn không chỉ làm đẹp cho sản phẩm mà còn kể lể câu chuyện, lịch sử và đôi khi là triết lý của một thời đại. Đó là lý do vì sao kỹ thuật này đã trở thành nền tảng cho nghệ thuật gốm sứ và trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. 

gốm, ceramics, gốm thủ công, handcrafted ceramics, gốm Việt Nam, Vietnamese ceramics

5. Kỹ nghệ pháp lam

Pháp lam Huế - một biểu tượng văn hóa không thể tách rời với di sản thế giới của Cố đô Huế. Được biết đến như một kỹ thuật tráng men độc đáo, pháp lam được thực hiện trên nền kim loại, thường là đồng, để tạo ra những sản phẩm đẹp mắt và bền bỉ.

Kỹ nghệ này ban đầu được lấy cảm hứng từ các kỹ thuật tráng men của Pháp và Anh vào cuối thế kỷ 17. Sau đó được nhập khẩu vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng vào năm 1827. Tại đây, nghệ nhân Huế đã phát triển kỹ thuật này, tạo ra những sản phẩm pháp lam với những họa tiết trang trí độc đáo và màu sắc phong phú.

gốm, ceramics, gốm thủ công, handcrafted ceramics, gốm Việt Nam, Vietnamese ceramics

Những sản phẩm pháp lam không chỉ thể hiện sự tinh tế và tài hoa của nghệ nhân mà còn cho thấy độ bền vững trước thời gian. Điều này đã giúp những sản phẩm này vẫn giữ được vẻ đẹp lộng lẫy, góp phần làm nên sự phong phú và độc đáo cho di sản văn hóa thế giới của Cố đô Huế.

Sự lan tỏa và giá trị của kỹ thuật làm gốm Việt Nam truyền thống

Dù trong bối cảnh hiện đại, kỹ thuật làm gốm sứ truyền thống của Việt Nam vẫn được giữ vững và phát triển nhờ sự tài hoa và đam mê của các nghệ nhân. Chúng ta có những bức tranh đầy màu sắc, có những họa tiết tinh xảo trên bề mặt gốm. Điều này không chỉ phản ánh tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo không biên giới.

gốm, ceramics, gốm thủ công, handcrafted ceramics, gốm Việt Nam, Vietnamese ceramics

Chính tài năng và tâm huyết của những nghệ nhân chân chính đã đưa gốm sứ Việt bay cao, bay xa đến những miền đất hứa, mang theo cả linh hồn và tình yêu đất nước. Giữa vô vàn chủng loại gốm sứ trên thế giới, đồ gốm Việt vẫn giữ vững vị thế của mình, là nguồn cảm hứng và niềm tự hào vô biên. Những sản phẩm này không chỉ làm giàu thêm bản sắc văn hóa mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp và giá trị của nghệ thuật Việt Nam ra thế giới.

Lời kết

Có thể nói, kỹ thuật thủ công không chỉ tạo ra giá trị trong quá khứ mà vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng nghề gốm Việt ở hiện tại và tương lai. Dưới sự phát triển như vũ bão của kỹ thuật, công nghệ hiện đại, các kỹ thuật truyền thống luôn được ưu ái, thổi hồn vào những sản phẩm, làm nên tinh hoa nghệ thuật đất Việt. Hãy đến với CHUS để khám phá và chìm đắm trong vùng đất riêng của đồ gốm, cùng các thương hiệu Việt!