Đồ gốm từ lâu đã được xem là nét đẹp, là tinh hoa văn hóa của người Việt. Từ những bàn tay thợ mộc ban đầu, nghề gốm đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, gắn bó với đất nước và con người. Không chỉ trong cuộc sống thường nhật, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh những sản phẩm làm từ gốm trong các dịp lễ lớn của người Việt. Hãy cùng Chus khám phá những thông tin thú vị thông qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu

Được sử dụng rộng rãi từ thời tiền sử, đồ gốm sứ xuất hiện trong hình dạng của các vật dụng sinh hoạt như bát, đĩa nồi, niêu, hay lớn hơn là vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất. Nhờ tính năng chịu nhiệt cao, độ bền và dễ dàng vệ sinh, đây dường như là vật dụng quen thuộc của mọi gia đình. 

Ngoài đáp ứng nhu cầu vật chất, đồ gốm còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tinh thần sâu sắc. Điển hình như là các đồ thờ cúng như lư hương, bát hương được làm bằng gốm, với mong muốn thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên. Hoặc đồ gốm trang trí như bình hoa, tượng gốm, kiến tạo không gian sống ấm cúng và phong phú.

gốm, gốm sứ, gốm Việt Nam, Vietnamese ceramics, gốm truyền thống, traditional ceramics

Với bề dày lịch sử lâu đời, đồ gốm dường như đã trở thành văn hóa tiêu biểu của người Việt. Đặc biệt các làng nghề truyền thống nổi tiếng như Bát Tràng, Thanh Hà đã đưa gốm Việt xuyên qua biên giới, đến với nhiều bạn bè quốc tế. 

Đồ gốm vào các dịp lễ lớn trong văn hoá người Việt Nam ta

1. Đồ gốm trong lễ Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Trong các ngày Tết, việc thờ cúng tổ tiên là một truyền thống không thể thiếu. Và các đồ gốm thường được sử dụng như là lư hương, bát hương. Ngoài ra các bát, mâm bồng trưng bày trên bàn thờ cũng được làm từ gốm, thể hiện sự sang trọng và đậm chất truyền thống.

Ngoài bày trí trên bàn thờ , đồ gốm cũng được dùng để trang trí không gian gia đình những ngày này. Bạn có thể sử dụng bình hoa gốm, tượng gốm,... tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi. Vì sử dụng trong ngày Tết nên các sản phẩm gốm cần được chọn lựa cẩn trọng, có hoa văn trang trí phù hợp với phong tục và văn hóa.  

gốm, gốm Việt Nam, Vietnamese ceramics, truyền thống, traditions, Tết, thủ công, handmade

2. Đồ gốm trong các lễ cưới

Trong lễ cưới, người ta thường sử dụng các đồ dùng như bát, đĩa, chén rượu được làm từ gốm. Những sản phẩm này không chỉ phục vụ cho bữa tiệc mà còn có thể làm quà tặng, thể hiện sự trân trọng và tình cảm đối với cô dâu, chú rể.

Ngoài ra, đồ gốm dưới hình dạng các linh vật hoặc các vị thần linh còn xuất hiện với ngụ ý mang lại sự may mắn, hạnh phúc và bình yên cho cuộc sống hôn nhân. Cũng giống như Lễ Tết, bạn cũng có thể sử dụng đồ gốm để trang trí tiệc cưới, thể hiện nét đẹp truyền thống của thế hệ đi trước. 

3. Đồ gốm trong lễ hội truyền thống

Trong các lễ hội, đồ gốm thường đóng một vai trò quan trọng trong việc thờ cúng tổ tiên và thần linh. Lư hương, đỉnh hạc, bát hương và hoa văn trên đồ gốm được chọn lọc và trang trí một cách tinh tế, thể hiện lòng kính trọng và sự tôn vinh đối với những di sản văn hóa và tâm linh của dân tộc.

gốm, gốm Việt Nam, Vietnamese ceramics, truyền thống, traditions, lễ lớn Việt Nam, thủ công, handmade

Đồ gốm trang trí không chỉ làm đẹp không gian mà còn giúp tăng thêm không khí rộn ràng, phấn khởi cho các lễ hội. Các sản phẩm này thường được sử dụng để trang trí các gian hàng, cổng chào và các điểm nhấn khác, với hoa văn trang trí độc đáo, mang đậm nét đặc trưng văn hóa của từng vùng miền, từ đó thể hiện sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam.

Kỹ thuật sản xuất đồ gốm truyền thống

Nguyên liệu chính để sản xuất đồ gốm truyền thống là đất sét. Tại Bát Tràng, người dân đã khám phá được mỏ đất sét trắng và cũng chọn đây là trung tâm sản xuất đồ gốm. Đất sét Trúc Thôn là loại đất cao dẻo, màu trắng xám và có độ chịu lửa cao. Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế như chứa nhiều oxit sắt, độ ngót khi sấy khô và không trắng tự nhiên.

Đất sét thô sau khi lấy sẽ được ngâm trong hệ thống bể chứa gồm 4 bể. Quá trình ngâm này giúp đất sét phân rã. Sau đó, đất được lắng và loại bỏ tạp chất, tiếp tục phơi, ủ để loại bỏ oxit sắt và tạp chất khác.

gốm, gốm Việt Nam, Vietnamese ceramics, truyền thống, thủ công, handmade

 

Tiếp đến, sản phẩm được tạo hình bằng tay trên bàn xoay. Phương pháp "vuốt tay, be chạch" là phổ biến. Đất được vò nhuyễn và vuốt để tạo dáng sản phẩm. 

Sản phẩm sau khi đã được định hình cần được phơi sao cho khô và không bị nứt. Các sản phẩm sau đó được "ủ vóc" và sửa lại để hoàn thiện. Tuỳ theo yêu cầu trang trí, sản phẩm có thể được đắp thêm đất để tạo hình phù điêu hoặc khắc sâu các họa tiết trang trí.

Giữ gìn và phát triển tinh hoa gốm Việt

Trải qua thăng trầm thời gian, những nốt thịnh, suy, song nghề làm gốm vẫn được giữ gìn và phát triển cho đến ngày hôm nay. Các nghệ nhân làng gốm vẫn cần mẫn thổi hồn vào từng sản phẩm, mang tinh hoa Việt vươn ra quốc tế. Ngày nay, sản phẩm gốm Việt không chỉ đa dạng về chủng loại từ gốm thô đến những đồ trang trí tinh tế, mà còn tiến bộ với công nghệ sản xuất hiện đại.

gốm, gốm Việt Nam, Vietnamese ceramics, truyền thống, nghệ thuật làm gốm, ceramic art, thủ công, handmade

Gốm sứ hiện đại sử dụng công nghệ in nhiệt giúp sản phẩm bền đẹp, không bị bong tróc, nứt mẻ và an toàn cho người sử dụng. Đa dạng về mẫu mã, chủng loại và công dụng, sản phẩm gốm Việt đã thể hiện sự phát triển và đa dạng hóa, phù hợp với nhu cầu thị trường và người tiêu dùng.

Làng gốm Bát Tràng là minh chứng rõ nét cho sự phát triển của nghề gốm Việt. Từ những nét vẽ truyền thống, những công thức men cổ xưa, đến những sáng tạo mới mang đậm bản sắc văn hóa. Nhờ sự cải tiến kỹ thuật, các sản phẩm Bát Tràng không chỉ cao cấp về chất lượng mà còn đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế. 

Lời kết

Có thể nói, từ xưa đến nay, đồ gốm vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Nó hiện diện trong tâm hồn, tâm linh, văn hóa và tín ngưỡng của con người đất Việt. Với sự phát triển về kỹ thuật, công nghệ cùng tài năng của thế hệ trẻ, đồ gốm Việt chắc chắn sẽ còn vươn xa hơn nữa trên bản đồ nghệ thuật thế giới. Cùng CHUS khám phá đồ gốm đẹp và lan tỏa tình yêu với những sản phẩm truyền thống đến các bạn trẻ nhé!