Trà là một loại đồ uống quen thuốc trong đời sống thường ngày của nhiều người. Trà không chỉ có hương vị tinh tế mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Từ trà xanh đến trà đen, mỗi loại trà đều chứa các thành phần chống oxy hóa, có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ trong quá trình giảm cân, và làm dịu tâm trạng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ trà cũng cần được kiểm soát. Uống trà quá nhiều có thể mang theo những tác hại không mong muốn như mất ngủ hay suy thận

Hãy cùng Chus khám phá sâu hơn về những lợi ích đáng kể của trà và điều cần lưu ý khi thưởng thức trà để duy trì sức khỏe một cách cân đối. 

trà gây suy thận, tea causes kidney failure, tác dụng phụ của trà, side effects of tea, lợi ích của trà, benefits of tea, chus, tea
Trà mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách (Nguồn: Internet). 

Những lợi ích của trà đối với sức khỏe:

1. Sức Khỏe Tim Mạch:

Trà, đặc biệt là loại trà xanh, nổi tiếng với khả năng hỗ trợ giảm mức cholesterol và huyết áp. Các chất chống oxy hóa trong trà giúp bảo vệ mạch máu, đồng thời cải thiện chức năng tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.

trà gây suy thận, tea causes kidney failure, tác dụng phụ của trà, side effects of tea, lợi ích của trà, benefits of tea, chus, sức khỏe tim mạch, cardiovascular health
Chất chống oxy hóa trong trà giúp cải thiện chức năng tim mạch (Nguồn: Shutterstock).  

2. Ngăn Chặn Sự Hình Thành Các Tế Bào Ung Thư:

Nhờ vào các chất chống oxy hóa, đặc biệt là EGCG (Epigallocatechin Gallate), trà xanh có thể ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư. EGCG được cho là có khả năng ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào ung thư. Ngoài ra, chất chống oxy hóa khác trong trà, cùng caffeine, cũng có thể ngăn chặn sự phát triển của mạch máu cung cấp dịch cho tế bào ung thư và tương tác với hệ miễn dịch để tăng cường khả năng phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư. 

trà gây suy thận, tea causes kidney failure, tác dụng phụ của trà, side effects of tea, lợi ích của trà, benefits of tea, chus, phòng ngừa ung thư, cancer prevention
Uống trà giúp phòng ngừa các bệnh ung thư (Nguồn: Shutterstock).   

3. Giảm hàm lượng đường trong máu:

Insulin là hormone quan trọng trong việc điều chỉ hàm lượng đường trong máu. Các chất trong trà có thể cải thiện tác động của insulin, giúp tăng cường khả năng tế bào hấp thụ đường và kiểm soát độ đường huyết. Do đó uống trà giúp cải thiện quá trình trao đổi glucose và hạn chế đường dư thừa trong máu.

trà gây suy thận, tea causes kidney failure, tác dụng phụ của trà, side effects of tea, lợi ích của trà, benefits of tea, chus, giảm đường trong máu,lowering blood sugar

Trà giúp kiểm soát đường huyết (Nguồn: Shutterstock).   

4. Tăng Cường Hệ Miễn Dịch:

Các thành phần như polyphenol trong trà có tác dụng kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn và virus gây bệnh. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng và giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái khỏe mạnh.

trà gây suy thận, tea causes kidney failure, tác dụng phụ của trà, side effects of tea, lợi ích của trà, benefits of tea, chus, tăng cường hệ miễn dịch, enhance the immune system
Uống trà giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn (Nguồn:Shutterstock). 

5. Giảm Cân và Hỗ Trợ Quá Trình Tiêu Hóa:

Trà có thể giúp kiểm soát cân nặng thông qua việc kích thích quá trình trao đổi chất. Đồng thời, loại trà như trà xanh và trà oolong còn có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm cảm giác đói.

trà gây suy thận, tea causes kidney failure, tác dụng phụ của trà, side effects of tea, lợi ích của trà, benefits of tea, chus, giảm cân và hỗ trợ tiêu hoá, lose weight and support digestion
Trà có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hoá và kiểm soát cân nặng (Nguồn: Shutterstock).  

6. Làm Chậm Quá Trình Lão Hóa:

Chất chống oxy hóa trong trà không chỉ giúp chống lại gốc tự do mà còn có thể ngăn chặn quá trình lão hóa của làn da. Việc uống trà điều độ có thể làm cho làn da trở nên tươi trẻ và khỏe mạnh.

trà gây suy thận, tea causes kidney failure, tác dụng phụ của trà, side effects of tea, lợi ích của trà, benefits of tea, chus, ngăn ngừa lão hoá, prevent aging
Trà giúp làm chậm quá trình lão hoá (Nguồn: Shutterstock).

7. Giảm Stress và Cải Thiện Tâm Lý:

Không giống như cà phê được coi là cung cấp năng lượng, trà thường được coi là thức uống thư giãn. Mặc dù cả hai loại đồ uống đều chứa caffeine nhưng trà còn chứa axit amin l-theanine có tác dụng thư giãn nhờ khả năng làm tăng sóng alpha của não. 

trà gây suy thận, tea causes kidney failure, tác dụng phụ của trà, side effects of tea, lợi ích của trà, benefits of tea, chus, cải thiện tâm lý,
Trà hỗ trợ rất tốt trong việc thư giãn (Nguồn: Stock.adobe)  

Tác Dụng Phụ Tiềm Ẩn Của Trà Đối Với Thận:

Mặc dù trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ quá mức cũng có thể  ảnh hưởng không tốt đến thận. Trà sẽ tốt cho thận khi được uống đủ liều lượng, nhưng nếu uống quá nhiều trà và trà đặc, thận có thể phải hoạt động quá mức và có nguy cơ bị yếu đi.

1. Oxalate trong trà có nguy cơ gây sỏi thận

Oxalate, một hợp chất tự nhiên có trong nhiều thực phẩm, đặc biệt là trà, được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây hình thành sỏi thận. Khi oxalate hòa tan trong nước tiểu và kết hợp với canxi, nó tạo thành tinh thể canxi oxalate, thành phần chính của sỏi thận.

Trong trà, cả trà đen và trà xanh đều chứa oxalate, nhưng lượng này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại trà và cách chế biến. Trà đen thường chứa lượng oxalate cao hơn so với trà xanh và trắng. Do đó, người tiêu thụ trà đen có thể đối mặt với nguy cơ cao hơn về hình thành sỏi thận.

2. Florua trong trà có thể tác động xấu đến thận

Trong thành phần của lá trà có chứa florua. Chất này chủ yếu được bài tiết qua thận, khi lượng florua dư thừa, vượt quá khả năng bài tiết của thận sẽ gây tích lũy trong thận và làm tổn thương thận.

Một Số Tác Dụng Phụ Khác Của Trà

1. Giảm khả năng hấp thụ sắt:

Uống quá nhiều trà có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, đặc biệt từ thực phẩm thực vật. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có mức sắt thấp. Hạn chế uống trà trong khoảng 3 ly (710 ml) mỗi ngày để đảm bảo an toàn.

2. Caffeine trong trà gây lo lắng và hồi hộp:

Trà chứa caffeine, và nếu uống quá mức, có thể làm tăng cảm giác lo lắng và hồi hộp. Nếu bạn nhạy cảm với thành phần này, hãy cân nhắc:

- Giảm lượng trà tiêu thụ

- Uống trà loãng

- Sử dụng trà có ít lượng caffeine hơn như trà xanh, trà trắng thay vì trà đen (hồng trà)

3. Trà gây mất ngủ:

Caffeine trong trà có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, gây thiếu ngủ. Nếu gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy uống ít trà hơn. Đặc biệt, không nên uống trà vào vào chiều tối, nhất là trước khi đi ngủ.

4. Buồn nôn:

Một số chất trong trà, như tannin, có thể gây buồn nôn, đặc biệt khi uống nhiều hoặc đói. Nếu bạn thấy buồn nôn sau khi uống trà, hãy giảm liều lượng hoặc uống trà sau bữa ăn thay vì khi bụng rỗng.

Uống trà bao nhiêu là đủ?

Để tránh những tác dụng không mong muốn từ việc uống trà, hãy lưu ý là không nên uống quá nhiều trà. Cụ thể, không nên thay nước lọc bằng trà mỗi ngày. Thay vào đó, hãy giữ lượng trà bạn uống ở mức vừa phải, khoảng 2 đến 3 ly mỗi ngày, và mỗi lần uống không nên quá 710ml.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý lượng trà được tiêu thụ mỗi lần. Hạn chế việc uống trà ở mức vừa đủ để không tạo áp lực lớn cho hệ thống thận, giúp giảm nguy cơ tác dụng phụ đối với thận.

Nếu bạn có vấn đề với huyết áp hoặc thận, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về mức độ trà phù hợp cho tình trạng sức khỏe của bản thân.

Cuối cùng, hãy tránh uống trà khi đói để tránh bị buồn nôn, chóng mặt. 

Lời kết

Nhìn chung, trà là một thức uống tuyệt vời, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể được thưởng thức hằng ngày. Tuy nhiên, cũng như bất kì thực phẩm hay đồ uống nào khác, việc tiêu thụ quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược. Bạn nên uống trà có chừng mực, đặc biệt là không uống thay nước, không uống trà đặc quá thường xuyên, và tránh uống trà khi đói. Như vậy, trà có thể phát huy được các tác dụng mà không khiến bạn gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Đừng quên ghé Chus để khám phá danh mục Trà Việt Nam đa dạng về loại và hương vị để chăm sóc sức khỏe bản thân và cả nhà nhé!