Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai Mùa 1 năm 2024 vừa mở bán vé ngày 12/11 vừa qua hot đến mức nghẽn mạng và đã cháy sạch trong vài phút, làm dấy lên nhu cầu mua lại vé pass, vé nhượng từ fan mong gặp thần tượng. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các chiêu trò lừa đảo trục lợi, khiến người hâm mộ dễ sập bẫy.

Trước sức hút khổng lồ của những show như thế này, các mánh khóe lừa đảo cũng ngày càng tinh vi. Nếu không cẩn trọng, fan dễ trở thành nạn nhân. Hướng dẫn này sẽ cung cấp bí quyết nhận biết và tránh rủi ro lừa đảo, bảo vệ trải nghiệm concert trọn vẹn của bạn.

tranh-scam-lua-dao-ve-concert

CÁC MÁNH LỪA ĐẢO THƯỜNG GẶP KHI MUA VÉ CONCERT

1. Bán vé giả hoặc vé trùng mã QR

Kẻ lừa đảo bán vé giả hoặc sử dụng mã QR trùng lặp, khiến người mua không thể vào sự kiện. 

  • Vé giả thường được thiết kế tinh vi, khó phân biệt với vé thật, nhưng sẽ bị từ chối khi quét mã. 
  • Vé trùng mã  cùng một mã QR có thể được bán cho nhiều người, khiến người mua sau cùng không vào được cửa.

2. Trả tiền / Cọc tiền rồi biến mất

Một chiêu trò lừa đảo phổ biến là yêu cầu người mua đặt cọc trước để giữ vé. Kẻ gian thường yêu cầu đặt cọc trước hoặc thanh toán qua phương thức không có bảo hiểm, như chuyển khoản ngân hàng trực tiếp hoặc ví điện tử không hỗ trợ hoàn tiền với giao dịch cá nhân. Sau khi nhận cọc, họ có thể chặn liên lạc và biến mất.

3. Nhận mua hộ vé

Một số kẻ gian mạo danh người có "suất nội bộ" hoặc “được ưu tiên mua vé” và nhận mua hộ vé với lời hứa giá rẻ hơn hoặc đảm bảo có vé. Sau khi nhận tiền, kẻ lừa đảo biến mất, để lại người mua mà không có vé và không thể liên lạc.

4. Đang thỏa thuận mua vé thì đổi ý

Kẻ lừa đảo có thể tạo tình huống đang thương lượng bán vé thì đột ngột thay đổi ý kiến, đòi thanh toán ngay hoặc tăng giá vé bất ngờ. Họ lợi dụng cảm giác “mất cơ hội” của người mua để ép thanh toán nhanh mà không kiểm tra kỹ lưỡng.

5. Mạo danh đại lý chính thức

Kẻ gian tự xưng là đại diện bán vé của sự kiện và tạo các trang web hoặc tài khoản mạng xã hội giả mạo để lừa đảo. Trang web giả thường có địa chỉ hoặc giao diện gần giống trang chính thức, dễ gây nhầm lẫn. Luôn kiểm tra link và chỉ mua từ các trang web đã được sự kiện công bố chính thức.

7. Cẩn thận với “trung gian”

Một số người tự nhận làm trung gian hoặc bảo lãnh giao dịch giữa người mua và người bán, nhưng sau đó biến mất cùng tiền của cả hai bên. 

Cũng có người bắt tay nhau, giới thiệu một trung gian nhưng thực chất cũng là lừa đảo và bạn sẽ là người mất tiền. Lưu ý rằng admin của nhóm lớn vài nghìn thành viên vẫn hoàn toàn có thể là lừa đảo nên hãy thật cẩn trọng!

Nếu phải mua qua trung gian, hãy chọn các dịch vụ uy tín hoặc được cộng đồng kiểm chứng.

admin cũng có thể là scammer

Có một số admin hội nhóm được lập nên để lừa đảo (Ảnh: Tổ đội check scam)

8. Đánh cắp thông tin cá nhân qua cổng thanh toán giả

Một số đối tượng tạo ra các trang web hoặc cổng thanh toán giả mạo để đánh cắp thông tin thẻ của người mua. 

Khi nhập thông tin thanh toán trên các trang này, người mua có thể bị mất tiền hoặc lạm dụng thông tin cá nhân, bị hack tài khoản mạng xã hội, xâm nhập ứng dụng ngân hàng. 

Hãy luôn sử dụng các cổng thanh toán uy tín như PayPal, Momo, và kiểm tra địa chỉ trang web cẩn thận trước khi thanh toán.

MỘT SỐ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT LỪA ĐẢO KHI MUA VÉ CONCERT

1. Giá vé rẻ bất thường

Một trong những dấu hiệu đáng ngờ nhất là vé được rao bán với giá thấp hơn nhiều so với giá chính thức hoặc so với các trang bán vé uy tín.

Đặc biệt, đối với các show "cháy vé" và đắt hàng, giá bán lại thường tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba. Nếu gặp vé pass được rao bán với giá rẻ hơn, ngang bằng, hoặc chỉ cao hơn một chút so với giá gốc, khả năng cao đó là lừa đảo. 

2. Yêu cầu thanh toán qua phương thức không an toàn

Kẻ gian thường yêu cầu thanh toán qua các hình thức không hỗ trợ hoàn tiền hoặc không có chế độ bảo vệ người mua, như chuyển khoản ngân hàng trực tiếp hoặc ví điện tử

Khi gặp yêu cầu thanh toán kiểu này, người mua nên thận trọng vì tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo. 

3. Rao bán gấp với lý do cấp bách

Những kẻ lừa đảo thường đăng bán vé với lý do “bận đột xuất”, “không thể tham dự” hoặc “cần bán gấp”, tạo cảm giác khẩn cấp để người mua đưa ra quyết định nhanh mà không kiểm tra kỹ lưỡng.

Hãy cẩn thận trước những lời dẫn dụ như: "cần tiền nên pass vé gấp giá rẻ" hoặc "bận nên pass gấp giá tốt".

4. Lợi dụng âm lý khan hiếm, cháy vé

Kẻ gian có thể chạy quảng cáo hoặc đăng bài rầm rộ với các tiêu đề như “số lượng vé giới hạn,” “vé sắp hết” để tạo cảm giác khan hiếm và thúc giục người mua quyết định ngay. Hãy cảnh giác với các bài quảng cáo thúc giục, đặc biệt là từ các tài khoản hoặc trang web không rõ ràng.

5. Vé chuyển nhượng hoặc nhượng lại

Một số vé được rao bán dưới hình thức “chuyển nhượng” hoặc “nhượng lại” do người bán không tham dự được. 

Tuy nhiên, nhiều sự kiện không cho phép chuyển nhượng vé, khiến người mua dễ bị từ chối vào cửa dù sở hữu vé hợp lệ về mặt hình thức. 

Trước khi mua, hãy kiểm tra quy định về việc chuyển nhượng vé của sự kiện để tránh rủi ro.

6. Người bán yêu cầu thông tin cá nhân quá mức

Trong trường hợp mua lại vé hoặc nhượng lại vé, người bán không cần yêu cầu quá nhiều thông tin cá nhân từ người mua. Nếu bạn được yêu cầu cung cấp các thông tin nhạy cảm như số CMND, mật khẩu email hoặc thông tin tài khoản ngân hàng, hãy cảnh giác. Đây có thể là dấu hiệu lừa đảo nhằm thu thập thông tin cá nhân của bạn để sử dụng vào mục đích xấu.

CÁC PHƯƠNG THỨC ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI MUA VÉ CONCERT

1. Mua vé từ nguồn chính thức

Các nguồn uy tín bao gồm:

  • Trang bán vé chính thức của sự kiện (như Ticketmaster, Ticketbox)
  • Trang chủ của sự kiện hoặc đơn vị tổ chức được công bố
  • Các đại lý vé có tên tuổi và đã được xác nhận là đối tác chính thức của sự kiện

Tránh mua vé từ:

  • Trang web không rõ nguồn gốc hoặc tài khoản mạng xã hội cá nhân không có lịch sử giao dịch đáng tin cậy
  • Cá nhân hoặc trung gian yêu cầu đặt cọc trước qua phương thức không an toàn

2. Kiểm tra quy định về việc mua, bán lại vé

Trước khi mua vé từ cá nhân hoặc nguồn thứ hai, kiểm tra trên trang bán vé chính thức để biết sự kiện có cho phép bán lại vé hay không

Nếu không, bạn có thể bị từ chối vào cửa dù có vé hợp lệ. Cẩn trọng khi mua vé qua mạng xã hội hoặc các trang quảng cáo.

3. Xác minh thông tin người bán

Nếu mua vé từ cá nhân, hãy kiểm tra các thông tin quan trọng của người bán, bao gồm:

  • Tên thật và hình ảnh cá nhân (đối chiếu với các thông tin họ đăng tải trên mạng xã hội).
  • Các đánh giá hoặc phản hồi từ những người từng giao dịch.
  • Hoạt động và tương tác của người bán trong các nhóm fan hoặc cộng đồng mạng xã hội.
  • Số lần và uy tín giao dịch trên các nền tảng nếu mua qua các ứng dụng có chức năng mua bán.

Gợi ý: Tham khảo ý kiến từ cộng đồng fan hoặc các nhóm trên mạng xã hội để có thêm thông tin về người bán.

danh sashc lừa đảo

Tham khảo ý kiến từ cộng đồng (Ảnh có giá trị tham khảo. Nguồn: Tổ đội check scam)

Bạn có thể tham khảo danh sách lừa đảo / scammer được tổng hợp bởi Tổ đội check scam TẠI ĐÂY

4. Sử dụng phương thức thanh toán đảm bảo

Chọn các phương thức thanh toán có hỗ trợ hoàn tiền như thẻ tín dụng, PayPal, hoặc ví điện tử uy tín như Momo, ZaloPay.

  • Phương thức an toàn: Thẻ tín dụng, PayPay, Momo, ZaloPay.
  • Phương thức đáng nghi: Chuyển khoản trực tiếp qua ngân hàng hoặc ví điện tử ít tên tuổi, hoặc những yêu cầu chuyển tiền trước qua các nền tảng không có bảo hiểm giao dịch.

5. Lưu trữ email và bằng chứng giao dịch

Giữ lại mọi email xác nhận, tin nhắn và ảnh chụp màn hình giao dịch. 

Những thông tin này giúp bạn có đủ bằng chứng để khiếu nại với nhà tổ chức, trang bán vé, hoặc báo cáo với cơ quan chức năng nếu cần.

6. Đối soát mọi chi tiết

Kiểm tra lại toàn bộ thông tin quan trọng sau khi nhận vé, bao gồm:

  • Địa chỉ tổ chức sự kiện
  • Thời gian, ngày diễn ra
  • Số ghế, khu vực ngồi
  • Mã xác nhận vé (kiểm tra trên trang chính thức nếu có thể)
  • Điều kiện về loại vé (vé chính thức, vé bán lại được cho phép hay không)

CẨN THẬN CÁC TRANG BÁN VÉ GIẢ MẠO

1. Không nhấn vào các link quảng cáo ngẫu nhiên

Các liên kết quảng cáo trên Google hoặc mạng xã hội đôi khi có thể dẫn đến các trang giả mạo được thiết kế tinh vi để lừa đảo. Chỉ nên truy cập các trang bán vé từ nguồn chính thức hoặc các trang uy tín đã được kiểm chứng.

2. Đọc kỹ cảnh báo từ nhà tổ chức

Theo dõi các cảnh báo từ nhà tổ chức sự kiện về những trang bán vé giả mạo hoặc tài khoản giả danh. Nhà tổ chức thường công bố danh sách các nguồn bán vé chính thức và cảnh báo về các trang giả mạo để bảo vệ người mua.

3. Không chia sẻ thông tin vé lên mạng xã hội

Một số người vô tình “flex” thông tin vé công khai trên mạng xã hội, tạo điều kiện cho kẻ gian sao chép mã QR hoặc thông tin vé để gian lận. Hãy cẩn trọng, không đăng tải ảnh vé hay mã QR lên mạng để tránh bị lợi dụng.

PHÁT HIỆN BỊ LỪA ĐẢO THÌ PHẢI LÀM SAO?

1. Lưu giữ bằng chứng giao dịch

Ngay khi phát hiện bị lừa, hãy lưu giữ tất cả bằng chứng giao dịch, bao gồm tin nhắn, email, ảnh chụp màn hình giao dịch, biên lai chuyển khoản, và bất kỳ thông tin liên quan nào từ người bán. Những bằng chứng này sẽ hỗ trợ quá trình khiếu nại hoặc tố cáo.

2. Báo cáo với ngân hàng hoặc cổng thanh toán

Nếu đã thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc cổng thanh toán (như Momo, PayPal), hãy liên hệ ngay với ngân hàng hoặc cổng thanh toán để báo cáo giao dịch lừa đảo. Một số cổng thanh toán có thể hỗ trợ hoàn tiền nếu phát hiện gian lận.

3. Thông báo cho nhà tổ chức sự kiện

Liên hệ với ban tổ chức hoặc trang bán vé chính thức để xác nhận tình trạng vé. Điều này cũng giúp nhà tổ chức nắm được tình hình và có thể đưa ra cảnh báo cho cộng đồng.

4. Báo cáo với cơ quan chức năng

Tùy vào mức độ nghiêm trọng, bạn có thể nộp đơn tố cáo tới cơ quan công an hoặc các đơn vị phòng chống tội phạm công nghệ cao. Cung cấp đầy đủ các bằng chứng giao dịch để hỗ trợ quá trình điều tra.

5. Cảnh báo cộng đồng

Đăng cảnh báo trên các nhóm mạng xã hội, diễn đàn fan hoặc các trang có liên quan để thông báo cho cộng đồng về chiêu trò lừa đảo. Điều này có thể giúp những người khác tránh gặp phải những tình huống tương tự.

Lời kết

Nói chung, mua vé từ nguồn chính thức là an toàn nhất. Mua từ nguồn khác thì lúc nào cũng có rủi ro, nên nếu phải mua lại thì nhớ kiểm tra kỹ nhé! Nếu cảm thấy không chắc chắn, cứ đợi dịp khác để tránh mất tiền oan.

Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn. Nếu săn được vé thành công, chúc mừng nhé! Và đừng quên ghé Chus.vn để chọn mấy món quà xinh xắn tặng idol của mình nhé!