- 6 3, 2024
Những kiểu tráng men nổi tiếng của gốm Việt Nam
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, gốm Việt Nam đã phát triển đa dạng các kỹ thuật tráng men, mỗi loại mang một vẻ đẹp và giá trị riêng, góp phần tạo nên bản sắc độc đáo cho nghề gốm dân tộc. Mỗi kiểu tráng men đều ẩn chứa những câu chuyện, những giá trị văn hóa và lịch sử riêng. Cùng CHUS điểm qua một số kiểu tráng men của gốm Việt qua bài viết này nhé!
Thế nào là men gốm sứ?
Men gốm sứ là lớp phủ thủy tinh mỏng, thường có độ dày từ 0,15 đến 0,4mm, được bôi lên bề mặt của sản phẩm gốm trước khi nung. Sau khi nung ở nhiệt độ cao, lớp men nóng chảy và tạo thành lớp vỏ bảo vệ và trang trí cho sản phẩm gốm sứ.
Đồ gốm tráng men mang một nét đẹp vừa sang trọng vừa mộc mạc
Thành phần cấu tạo nên men gốm
Tỷ lệ cụ thể của từng thành phần trong men gốm sẽ phụ thuộc vào loại men, tính năng mong muốn và quy trình sản xuất. Việc điều chỉnh tỷ lệ này sẽ ảnh hưởng đến các đặc tính của men như nhiệt độ nóng chảy, độ bóng, độ mịn, độ cứng, độ bền, khả năng chống hóa chất,...
Tùy vào tỉ lệ các chất có trong men gốm sẽ mang đến những đặc điểm khác nhau
Oxit silic (SiO2): Là thành phần chính của men gốm, chiếm tỷ lệ từ 60% đến 80%. SiO2 tạo ra khung mạng lưới cơ bản cho men, quyết định độ cứng, độ bền và khả năng chịu nhiệt của men.
Oxit nhôm (Al2O3): Cung cấp độ cứng, độ dẻo dai và khả năng chống hóa chất cho men.
Oxit lưu huỳnh (SO3): Giúp hạ thấp nhiệt độ nóng chảy của men, tăng độ bóng và độ mịn cho bề mặt men.
Oxit kiềm (Na2O, K2O): Giúp hạ thấp nhiệt độ nóng chảy của men, tăng độ bóng và độ mịn cho bề mặt men.
Oxit kiềm thổ (CaO, MgO, BaO): Tăng độ bền cơ học và khả năng chống hóa chất cho men.
Oxit chì (PbO): Giúp hạ thấp nhiệt độ nóng chảy của men, tăng độ bóng và độ mịn cho bề mặt men, nhưng hiện nay ít được sử dụng do tính độc hại.
Chất tạo màu: Oxit kim loại như Fe2O3 (màu nâu đỏ), CoO (màu xanh lam), CuO (màu xanh lục), Cr2O3 (màu xanh lục - tím),...
Chất khử trùng: Chất này giúp loại bỏ các tạp chất và khí bọt trong men, tạo ra bề mặt men mịn và bóng.
Chất đục: Chất này giúp tạo độ đục cho men, ví dụ như Ca3PO4 (canxi phosphat).
Bạn có thể tham khảo thêm: Họa tiết hoa văn trên gốm Việt Nam phản ánh những gì về văn hóa Việt?
Lợi ích của men gốm là gì?
Men gốm sứ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Nó mang lại nhiều lợi ích cho gốm sứ như:
Tăng độ bền: Men gốm sứ giúp bịt kín các lỗ nhỏ trên bề mặt xương gốm, ngăn chặn sự xâm nhập của nước và các chất bẩn, từ đó tăng độ bền cho sản phẩm.
Tăng tính thẩm mỹ: Men gốm sứ tạo nên bề mặt nhẵn bóng, mịn màng và có thể được pha màu sắc, hoa văn đa dạng, giúp sản phẩm gốm sứ trở nên đẹp mắt và sang trọng hơn.
Cải thiện tính năng sử dụng: Men gốm sứ giúp cho bề mặt sản phẩm gốm dễ lau chùi, vệ sinh, đồng thời cũng có khả năng chịu nhiệt, chịu axit và hóa chất tốt hơn, giúp sản phẩm sử dụng được lâu dài hơn.
Men gốm sứ giúp cho bề mặt sản phẩm gốm dễ lau chùi, vệ sinh
Những kiểu tráng men gốm Việt Nam
Một trong những yếu tố góp phần tạo nên vẻ đẹp độc đáo ấy chính là các kiểu tráng men gốm, mang đến cho mỗi sản phẩm gốm sứ một diện mạo và giá trị riêng biệt. Cùng CHUS điểm qua một vài mẫu đồ gốm tráng men nổi bật sau đây nhé!
Men nâu
Men nâu là một trong những loại men gốm phổ biến nhất trong lịch sử gốm sứ Việt Nam, xuất hiện từ rất sớm và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều làng nghề truyền thống. Men nâu được tạo thành từ hỗn hợp các nguyên liệu khoáng tự nhiên, chủ yếu là oxit sắt, oxit mangan và tro than, được nung ở nhiệt độ cao.
Men nâu
Men rạn
Men rạn đắp nổi Bát Tràng được tạo ra từ sự "nứt vỡ" có chủ ý, xuất phát từ chênh lệch độ co giữa lớp men và xương gốm trong quá trình nung. Nghịch lý này lại tạo nên nét đẹp độc đáo, không thể trộn lẫn với bất kỳ loại men nào khác.
Men rạn
Nguyên liệu chính cho men rạn đắp nổi là đá trường thạch và đá vôi, được nghiền mịn và phủ lên toàn bộ bề mặt sản phẩm. Sau đó, sản phẩm được nung ở nhiệt độ cao từ 1100 đến 1200 độ C. Khi nguội dần, sự chênh lệch độ co giữa men và xương gốm khiến lớp men nứt nẻ, tạo thành những "vết rạn" đặc trưng.
Men trắng
Men trắng được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm gốm sứ, từ bộ chén đĩa, ấm trà, bình hoa cho đến những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Nó ít khi được dùng để vẽ trang trí mà thường được phủ lên toàn bộ bề mặt sản phẩm, tạo nên lớp nền hoàn hảo để phô diễn những đường nét tinh tế và hoa văn cầu kỳ.
Men trắng
Men trắng được tạo thành từ hỗn hợp các nguyên liệu khoáng tự nhiên như thạch anh, đất sét, tràng thạch, vôi, soda,... Các nguyên liệu này được nghiền mịn, trộn đều theo tỷ lệ nhất định và nung ở nhiệt độ cao. Quá trình nung này giúp loại bỏ tạp chất và tạo nên lớp men trắng mịn, bóng đẹp.
Men ngọc
Khác với những loại men khác, men ngọc được pha trộn từ FeO và Fe2+, có khả năng khử một phần Fe, tạo nên sắc xanh độc đáo. Màu sắc của men ngọc không cố định, mà biến đổi tùy theo tỷ lệ pha trộn và kỹ thuật nung. Do đó, trước khi phủ men lên sản phẩm, nghệ nhân cần tạo trước chất màu men ngọc, đảm bảo đạt được sắc xanh mong muốn.
Men ngọc
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ xoay quanh chủ đề về những kiểu tráng men của gốm Việt Nam. Không chỉ là ngành nghề trải dài suốt những thăng trầm lịch sử mà gốm sứ còn phản ảnh rất sinh động sự phát triển của đất nước ta. Để có thể chọn mua những sản phẩm gốm chất lượng đến từ những thương hiệu nổi tiếng thì bạn hãy ghé ngay vào website chính thức của CHUS nhé!