Nước lạnh là lựa chọn yêu thích của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Thế nhưng, liệu việc uống nước đá trong kỳ kinh nguyệt có phải là một lựa chọn thông minh cho chị em phụ nữ? Sự thật là như thế nào? Hãy cùng Chus tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Có nên uống nước lạnh trong ngày đèn đỏ không? 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chị em phụ nữ không nên uống nước lạnh vào ngày đèn đỏ. Nguyên nhân đến từ các vấn đề sau:

  • Tác động đến sự co bóp của cơ tử cung: Trong chu kỳ kinh nguyệt, sự co bóp của cơ tử cung là cần thiết để loại bỏ niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, việc uống nước đá có thể làm lạnh cơ thể từ bên trong, làm giảm khả năng co bóp của tử cung. Điều này không chỉ khiến quá trình trở nên chậm chạp mà còn có thể gây ra các cơn đau nhói và khó chịu hơn.
  • Làm giảm lưu thông máu: Nhiệt độ lạnh từ nước đá khiến cơ thể phản ứng bằng cách thu hẹp các mạch máu. Kết quả là, lưu thông máu đến vùng tử cung bị giảm, làm chậm quá trình loại bỏ niêm mạc tử cung. Điều này có thể dẫn đến việc kéo dài chu kỳ kinh nguyệt và gây ra những khó chịu không cần thiết.

uống nước lạnh vào ngày đèn đỏ

Chị em phụ nữ không nên uống nước lạnh vào ngày đèn đỏ

  • Ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone: Cơ thể phụ nữ cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt. Việc uống nước lạnh có thể làm mất cân bằng hormone, dẫn đến những thay đổi trong tâm trạng. Điều này có thể tăng nguy cơ mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt như stress, mệt mỏi, thậm chí là cáu kỉnh.
  • Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Một số phụ nữ có thể gặp vấn đề về tiêu hóa khi uống nước lạnh trong kỳ kinh nguyệt. Nước lạnh có thể kích thích niêm mạc dạ dày và đường ruột, dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy hoặc khó tiêu. 

Nên uống nước gì khi tới ngày đèn đỏ?

1. Nước ép cà rốt

Cà rốt chứa hàm lượng bromelain cao, một loại enzyme có khả năng làm dịu cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, cà rốt còn giúp cân bằng lưu lượng máu, từ đó giảm đau bụng và mệt mỏi trong kỳ kinh nguyệt. Sự kết hợp của các vitamin và khoáng chất trong cà rốt cũng giúp cải thiện tinh thần, mang lại cảm giác thoải mái hơn.

 Nên uống nước gì khi tới ngày đèn đỏ

Cà rốt chứa hàm lượng bromelain

2. Nước dừa

Nước dừa có vị ngọt, tính bình, tốt cho sức khỏe trong những ngày kinh nguyệt. Nước dừa có chứa chất điện giải, giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, nước dừa còn giúp giảm triệu chứng buồn nôn và đau bụng kinh hiệu quả. 

3. Nước ép cần tây

Cần tây chứa lượng nước dồi dào và không chứa calo, giúp ngăn ngừa chướng bụng và đầy hơi trong kỳ kinh. Việc uống nước ép cần tây có thể giúp giảm nhanh cơn đau bụng kinh và cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, giúp bạn duy trì sức khỏe tốt trong những ngày này.

4. Nước ép củ dền

Củ dền có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả. Khi kết hợp với bột thì là, bạn sẽ có một loại thức uống giúp giảm cơn đau rõ rệt khi sử dụng vào buổi sáng. Củ dền không chỉ giảm đau mà còn giúp điều hòa kinh nguyệt. Bạn cũng có thể dùng củ dền bổ sung vào chế độ ăn như món canh bổ dưỡng.

Nước ép củ cải đường

Củ cải đường giúp giảm nhanh cơn đau bụng khi đến kỳ

5. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc chứa các dưỡng chất chống viêm và làm giảm co thắt, từ đó giảm đau bụng kinh. Uống trà hoa cúc còn giúp thư giãn, an thần, mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu trong những ngày hành kinh.

6. Lá ngải cứu

Ngải cứu có tính ấm, giúp ôn kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn ngừa ứ trệ, từ đó giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt. Bạn có thể giã nát lá ngải cứu và vắt lấy nước uống hai lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

7. Gừng

Gừng có tính ẩm, nóng, giúp làm ấm bụng, cân bằng nội tiết và điều hòa kinh nguyệt. Gừng tươi còn giúp tử cung co bóp nhẹ nhàng hơn, từ đó giảm đau co thắt tử cung và giảm triệu chứng đau bụng kinh.

Gừng

Nước gừng có tính ẩm, nóng, giúp cân bằng nội tiết và điều hòa kinh nguyệt

8. Nước ấm

Thay vì uống nước lạnh khi đến ngày, bạn hãy chuyển sang sử dụng nước ấm nóng. Uống một ly nước ấm làm tử cung giãn nỡ, kích thích các mạch máu dẫn đến giảm đau hiệu quả. 

Trong những ngày hành kinh, bạn nên uống tối thiểu từ 1,5 - 2 lít nước ấm. Nếu bạn đang thấy khó chịu và không biết tới tháng nên uống gì, hãy nghĩ ngay đến nước ấm nhé.

9. Nước lô hội và mật ong

Lô hội và mật ong là sự kết hợp tuyệt vời giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt. Uống nước lô hội và mật ong liên tục trong những ngày kinh nguyệt sẽ giúp giảm nhanh cơn đau và mang lại cảm giác thoải mái.

10. Nước ép cam

Cam chứa vitamin C, giúp cải thiện cơn đau bụng kinh và hỗ trợ tiêu hóa. Uống nước cam trước kỳ kinh nguyệt giúp giảm đầy hơi và tăng cường năng lượng. Vitamin C trong cam cũng giúp làm đẹp da và ngăn ngừa mụn trong kỳ kinh nguyệt.

Nên uống nước gì khi tới ngày đèn đỏ

Nước ép cam giúp cải thiện cơn đau bụng kinh và hỗ trợ tiêu hóa

11. Nước lá đu đủ xanh

Nước lá đu đủ xanh giúp giảm đau bụng kinh và cải thiện tình trạng chướng bụng. Thêm một chút muối vào nước lá đu đủ xanh để uống sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt.

12. Trà xanh

Trà xanh chứa chất chống oxy hóa và hỗ trợ lưu thông máu tốt, giúp tử cung không co bóp mạnh, từ đó giảm đau bụng và nhức mỏi. Uống trà xanh trong những ngày kinh nguyệt sẽ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện. 

13. Sữa ấm pha bột quế

Bột quế chứa chất giảm co thắt và kháng viêm, giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Uống sữa ấm pha bột quế không chỉ tăng cường miễn dịch mà còn giúp giảm cơn đau nhanh chóng.

14. Táo

Táo chứa enzyme bromelain giúp giảm cơn đau, đặc biệt là đau bụng kinh dữ dội. Bạn có thể ăn táo trực tiếp hoặc ép lấy nước uống để giảm đau bụng và cải thiện sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt.

Nên uống nước gì khi tới ngày đèn đỏ

Bạn có thể ăn táo để cải thiện sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt

Lời kết

Như vậy, khi tới ngày đèn đỏ, các chị em không nên hoặc hạn chế uống nước lạnh để giữ một cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, để giảm các triệu chứng đau bụng hay co thắt, bạn có thể tham khảo 14 thức uống trên. Đừng quên kết hợp với các bài tập giảm đau để có một ngày đầy năng lượng nhé!