Trà atiso xanh và trà atiso đỏ thường gây nhầm lẫn cho nhiều người. Vậy atiso xanh và atiso đỏ có gì khác nhau? Đây là hai loại thực phẩm mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng, công dụng và hương vị hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về sự khác biệt giữa atiso xanh và đỏ cùng Chus nhé! Atiso xanh và atiso đỏ

Atiso xanh và atiso đỏ

Nguồn gốc atiso xanh và atiso đỏ

Vườn cây atiso xanh

Vườn cây atiso xanh

Atiso xanh có tên tiếng Anh là artichoke, còn được viết là a-ti-sô, a ti sô, ác-ti-sô, là cây thuộc họ Cúc có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Được biết đến như kết quả của sự thuần hóa từ cây kiểng cardon dại, atiso đã trở thành một phần quan trọng trong ẩm thực, đặc biệt là trong văn hóa ẩm thực của người Hy Lạp và La Mã cổ đại; sau đó được phổ biến ra nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, atiso xanh được trồng ở khu vực có khí hậu lạnh như Đà Lạt, Sapa.

Cây atiso đỏ (bụp giấm)

Cây atiso đỏ (bụp giấm)

Atiso đỏ (Hibiscus sabdariffa), tên tiếng Anh là roselle, vốn được biết đến với cái tên quen thuộc hơn là bụt giấm, bụp giấm, lạc thần, hoặc quế mầu. Cây thuộc họ Cẩm quỳ có nguồn gốc từ châu Phi. Nhiều bộ phận trên cây như đài quả, lá, đài hoa, v.v. được tận dụng trong ẩm thực và làm dược liệu. Loài cây này được trồng ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, atiso đỏ (bụp giấm) có ở một số tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Hưng Yên. 

Atiso xanh và Atiso đỏ khác nhau ra sao?

Màu sắc và hình dáng

Atiso xanh có hình dáng giống búp sen

Atiso xanh có hình dáng giống búp sen

Atiso xanh được đặc trưng bởi hình búp lớn tựa búp sen, màu xanh và có thể ngả về tím ở chóp. trông như có nhiều lá khép lại. Bông atiso khi nấu lên cho ra thứ nước màu vàng hơi khả nâu, màu sắc khá đặc trưng của các loại trà thảo mộc. 

 Cây atiso đỏ với hoa và đài hoa

Cây atiso đỏ với hoa và đài hoa

Bụp giấm (atiso đỏ) nổi bật với sắc đỏ đậm ở phần đài hoa. Đài hoa cũng là bộ phận được dùng phổ biến để làm trà hoa bụp giấm nổi tiếng. Nước trà bụp giấm có màu đỏ tự nhiên rất đẹp mắt. 

Công dụng và ứng dụng 

Atiso xanh

Trong ẩm thực và dược liệu, người ta sử dụng phần ăn được của atisô, chính là nguyên phần búp hoa và phần lá. Atiso có thể được dùng để nấu canh giải nhiệt, làm trà atiso hoặc chiết xuất làm cao atiso.

 Cao atiso được chiết xuất từ các bộ phận của atiso xanh

Cao atiso được chiết xuất từ các bộ phận của atiso xanh

Atiso xanh giàu chất chống oxy hóa, có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và stress oxy hóa - nguyên nhân lão hóa tự nhiên ở con người và các vấn đề khác về sức khỏe. 

Một số tác dụng của trà atiso và cao atiso đối với sức khỏe:

  • Thanh nhiệt, làm mát gan, giải độc gan.
  • Hỗ trợ giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh về tim mạch.
  • Hỗ trợ giảm huyết áp nên phù hợp với người có huyết áp cao; cân bằng lượng đường huyết.

Trà atiso xanh có vị ngọt tự nhiên, hơi đắng nhẹ. Cao atiso khi được pha loãng làm trà sẽ có ít vị ngọt hơn, thiên về thảo mộc. Bạn có thể kết hợp đường hay mật ong để trà atiso thêm dễ uống.

 Trà atiso xanh

Trà atiso xanh

Ai nên uống trà atiso xanh?

Atiso phù hợp những người bị nóng gan, có cholesterol trong máu cao, người có huyết áp cao. Bạn có thể tiêu thụ atiso ở nhiều dạng như hoa tươi dùng nấu canh, trà atiso từ hoa, lá, rễ khô, hoặc cao atiso. 

 Trà atiso tốt cho gan

Trà atiso tốt cho gan

Và nếu bạn thắc mắc rằng liệu uống nhiều atiso có tốt không, điều đó tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Atiso xanh sẽ rất tốt nếu được dùng đúng liều lượng. Tuy nhiên, lạm dụng atiso cũng sẽ mang đến tác dụng ngược. Thận và gan có thể phải hoạt động quá nhiều và trở nên suy yếu. 

Vì vậy, khi uống trà atiso hay cao atiso thì bạn không nên uống quá nhiều. Hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để không uống quá liều lượng khuyến nghị. Đặc biệt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo atiso phù hợp với tình trạng sức khỏe và chế độ uống thuốc của bạn. 

Bài viết liên quan: Bí quyết thanh lọc cơ thể với Trà Atiso: Lợi ích và đối tượng cần lưu ý

Ai không nên uống trà atiso?

  • Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 3 tuổi không nên sử dụng atiso. Nguyên nhân vì dược tính cao và thiếu các nghiên cứu đảm bảo an toàn.
  • Người mắc sỏi thận nên tránh uống trà atiso vì loại trà này giàu oxalate.
  • Atiso thuộc họ Cúc, nên những ai có tiền sử dị ứng với trà hoa cúc cũng không nên uống trà atiso.

Tác dụng phụ của trà atiso là gây tiêu chảy, quặn thắt bụng nên không phù hợp với những người có thể trạng hàn, dễ lạnh bụng. 

 Người mắc vấn đề về thận không nên uống trà atiso

Người mắc vấn đề về thận không nên uống trà atiso

Atiso đỏ (bụp giấm)

Atiso đỏ, hay còn gọi là bụp giấm, có cách dùng rất đa dạng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại một số nơi như Malaysia hay Ấn Độ, người ta dùng lá của cây bụp giấm làm rau để nấu canh hoặc một số món ăn khác. Nhiều nơi, trong đó có Việt Nam, chủ yếu sử dụng phần đài hoa bụp giấm để làm mứt, làm siro hoặc ngâm làm trà hoa bụp giấm

 Trà hoa atiso đỏ được làm từ phần đài hoa

Trà hoa atiso đỏ được làm từ phần đài hoa

Hoa bụp giấm giàu chất chống oxy hóa như polyphenols, vitamin C và beta-carotene (tiền chất vitamin A), có khả năng chống lại gốc tự do để ngừa các bệnh ung thư, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường hiệu quả.

Lợi ích khi uống trà atiso đỏ (trà hoa bụp giấm)

  • Hỗ trợ ngừa ung thư.
  • Hỗ trợ giảm cân nhờ giảm sự thèm ăn và giảm tích tụ mỡ.
  • Giảm mỡ ở gan và bảo vệ gan.

Trà atiso đỏ (bụp giấm) là lọai trà thảo mộc có hương vị dễ uống, chua thanh nên được nhiều người yêu thích. Bạn có thể pha trà bụp giấm với đường, mật ong, mật chuối, mật hoa dừa, v.v. để trà ngọt và ngon hơn. 

 Trà hoa atiso đỏ được nhiều người ưa thích vì dễ uống và đẹp mắt

Trà hoa atiso đỏ được nhiều người ưa thích vì dễ uống và đẹp mắt

Ai nên uống trà atiso đỏ (bụp giấm)?

Trà bụp giấm có vị chua nhẹ và thanh, nên được cho là có thể kích thích tiêu hóa và ngưa tích tụ mỡ. Ngoài ra, trà cũng giảm cảm giác thèm ăn. Do đó, trà hoa bụp giấm có thể hỗ trợ cho người muốn duy trì cân nặng hoặc giảm cân.

  • Người muốn cải thiện sức khỏe tim mạch, ngừa các bệnh về tim nên uống trà atiso đỏ nhờ các chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
  • Người đang tìm trà thảo mộc ngon, tự nhiên và tốt cho sức khỏe không nên bỏ qua trà atiso đỏ nhờ vào hương vị dễ uống. Đặc biệt, trà có màu sắc rất đẹp mắt, tạo sự thích thú khi uống.
  • Phụ nữ muốn đẹp da nên uống trà atiso đỏ nhờ giàu vitamin C, tiền vitamin A và khả năng kích thích da sản sinh collagen. Da sẽ lâu lão hóa hơn và có độ đàn hồi. 

 Trà hoa bụp giấm (atiso đỏ) tốt cho sắc đẹp phụ nữ

Trà hoa bụp giấm (atiso đỏ) tốt cho sắc đẹp phụ nữ

Ai không nên uống trà atiso đỏ?

  • Người đang bị mất cân bằng hormone không nên uống trà atiso đỏ vì khả năng ảnh hưởng hormone.
  • Người mắc sỏi thận nên tránh trà atiso đỏ và trà thảo mộc nói chung nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo chuyên gia nếu muốn uống trà atiso đỏ hoặc bất kì loại trà thảo mộc khác.
  • Tránh uống trà atiso đỏ (trà bụp giấm) vài ngày trước khi làm phẫu thuật, tiểu phẫu.

Lời kết

Hi vọng với bài viết trên, bạn có thể phân biệt được atiso xanh và atiso đỏ. Đồng thời, chọn ra được loại trà phù hợp với khẩu vị và sức khỏe của bản thân. Tại Chus, có đa dạng các loại trà và trà thảo mộc thơm lành, được tuyển chọn từ các vùng nguyên liệu xanh, sạch của Việt Nam. Cùng thưởng thức trà ngon với bọn mình nhé! 

Nguồn tham khảo: Healthline, Pharmeasy