Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay là cột mốc quan trọng với đất nước và người dân Việt Nam, đánh dấu kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cùng với ngày Quốc tế Lao động. 

Theo lịch nghỉ của nhà nước, công nhân viên chức sẽ được nghỉ liên tiếp 5 ngày, từ thứ 2 (28/4/2025) đến thứ 6 (2/5/2025). Nhiều người đã tranh thủ dịp nghỉ dài này để đi chơi xa cùng gia đình, bạn bè. Vì thế, việc lên checklist kỹ càng sẽ giúp bạn có một trải nghiệm trọn vẹn và đầy niềm vui, tránh quên trước quên kia. 

Dịp lễ lớn 30/4 - 1/5 đánh dấu cột mốc quan trọng với lịch sử nước nhà 

Dịp lễ lớn 30/4 - 1/5 đánh dấu cột mốc quan trọng với lịch sử nước nhà 

Tổng hợp những việc bạn có thể làm trong dịp lễ lớn

Lễ 30/4 - 1/5 là dịp tuyệt vời cho các hoạt động về lịch sử, hướng tới tìm hiểu về sự kiện này của đất nước. Bạn có thể lên kế hoạch đi xem diễu binh, tham quan các bảo tàng lịch sử hay bảo tàng về chiến tranh. Trên tinh thần là một người con thời bình, chắc chắn chuyến tham quan này sẽ mang đến cho bạn nhiều cảm xúc khó tả. 

Vì là một kỳ nghỉ dài, hãy tranh thủ làm một chuyến đi chơi xa cùng gia đình và bạn bè. Nếu đã lâu mọi người không có dịp đi chơi cùng nhau vì bận bịu công việc thì đây sẽ là một thời điểm lý tưởng. 

>>> Tham khảo: Gợi ý địa điểm đi chơi 30/4 - 1/5 và quà lưu niệm du lịch hay

Đi bảo tàng, xem diễu binh hay du lịch - kế hoạch của bạn là gì cho lễ 30/4 - 1/5?

Đi bảo tàng, xem diễu binh hay du lịch - kế hoạch của bạn là gì cho lễ 30/4 - 1/5?

Checklist đồ du lịch 30/4 - 1/5 và việc cần làm

Dù bạn chọn đi biển, lên núi hay về quê trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thì việc chuẩn bị checklist chu đáo vẫn là “chìa khóa” để chuyến đi thật trọn vẹn. Đây là kỳ nghỉ dài đầu tiên sau Tết, cũng là dịp cao điểm du lịch cả nước – nên bạn càng cần lên kế hoạch kỹ lưỡng để tránh mệt mỏi, vỡ kế hoạch hoặc tốn kém không cần thiết.

1. Lên kế hoạch sơ lược cho chuyến đi

Với kỳ nghỉ kéo dài 4 ngày, bạn nên phân chia ngày di chuyển – tham quan chính – ngày nghỉ ngơi.

Liệt kê những địa danh theo thứ tự cần đi - phải đi - nên đi nếu có thời gian để đảm bảo trải nghiệm trọn vẹn, tránh cảm giác tiếc nuối vì không đi được nơi nào đó.

Danh sách điểm đến: Liệt kê những địa điểm theo 3 mức độ:

  1. Cần đi: Các điểm gắn với dịp lễ như địa danh lịch sử, tượng đài, bảo tàng.
  2. Phải đi: Những điểm nổi bật nhất tại địa phương, được review nhiều, đáng check-in.
  3. Nên đi nếu còn thời gian: Quán xá, khu mua sắm, chợ đêm, trải nghiệm văn hóa.

Lập kế hoạch theo thời gian thực tế:

  • Tránh lịch trình quá dày vì dịp này thường đông đúc, kẹt xe, xếp hàng dài.
  • Ưu tiên mua vé tham quan online nếu có.
  • Sắp xếp lịch trình theo từng buổi sáng – chiều – tối để dễ di chuyển.

Lưu ý: 

  • Không nên quá khắt khe sẽ tạo áp lực cho cả người lên kế hoạch và người tham gia chuyến đi
  • Nên bám kế hoạch vừa đủ để linh hoạt thay đổi khi cần mà mọi người vẫn thoải mái. 

 

Checklist du lịch càng cẩn thận, rủi ro quên trước quên sau càng thấp 

Checklist du lịch càng cẩn thận, rủi ro quên trước quên sau càng thấp 

2. Đồ ăn nhẹ và thuốc cần thiết

  • Thực phẩm: Bánh trái, nước điện giải, bù nước (nếu đi nơi quá nắng nóng)
  • Thuốc thang: Thuốc tiêu hoá, thuốc tiêu chảy, thuốc chống say xe, thuốc nhức đầu, dầu xoa bóp nhức mỏi (nếu đi bộ nhiều)
  • Các đồ dùng cho thời tiết: Xịt chống muỗi, miếng dán giữ nhiệt (nếu ở nơi quá lạnh), chai xịt lạnh (nếu ở nơi quá nóng)

3. Trang phục

Tuỳ theo nơi sẽ đến mà bạn cần chuẩn bị đồ đi chơi lễ cho phù hợp. Nếu chỉ đơn thuần là đi du lịch, hãy chuẩn bị những bộ cánh đẹp để chụp hình lưu niệm. Còn nếu chuyến đi có đến nơi trang nghiêm hay địa điểm lịch sử, hãy chuẩn bị áo có tay, quần, váy dài. 

Bên cạnh đó, kiểm tra cả những món phụ kiện cần thiết như:

  • Áo khoác, nón, mũ, bao tay chống nắng
  • Balo, túi xách nhiều ngăn, rộng rãi
  • Giày dép phù hợp nếu cần di chuyển nhiều

Lưu ý: Ưu tiên sự gọn nhẹ, không kén địa điểm hay phải phối nhiều kiểu trang phục

Tuỳ theo địa điểm mà chuẩn bị trang phục cho phù hợp

Tuỳ theo địa điểm mà chuẩn bị trang phục cho phù hợp

4. Phụ kiện sống ảo

Có câu, một chuyến đi thành công là một chuyến đi có nhiều bức hình đẹp. Vì vậy, hãy đảm bảo chuẩn bị đạo cụ đầy đủ cho những bộ ảnh sống ảo đáng nhớ. 

  • Máy chụp hình, điện thoại: Chỉnh các chế độ, thông số sẵn nếu cần, lưu ý dung lượng bộ nhớ của máy chụp hình và điện thoại
  • Cục sạc nhanh, pin dự phòng, thẻ nhớ
  • Tripod, tay cầm, miếng hắt sáng mini
  • Túi đeo điện thoại chống nước, ốp chống nước 

5. Giấy tờ và tiền bạc

Nghỉ lễ 30/4 là dịp cao điểm, lượng người đi lại đông nên các tình huống như kẹt xe, quên giấy tờ, thiếu tiền mặt rất dễ xảy ra. Chuẩn bị kỹ trước khi đi sẽ giúp bạn tránh những rắc rối không đáng có.

  • CCCD, bằng lái xe (nếu tự lái), bảo hiểm y tế, giấy tờ trẻ em (nếu cần)
  • Tiền mặt (nên có một khoản nhỏ để phòng khi không dùng được thẻ)
  • Thẻ ngân hàng, ví điện tử đã nạp đủ
  • Túi đựng giấy tờ riêng chống ẩm hoặc ví nhỏ tiện mang theo khi ra ngoài

Lưu ý: Nếu đi nhiều nơi trong 1 chuyến hoặc có dừng chân tại nhiều tỉnh thành, bạn nên chụp hình lưu trữ các giấy tờ quan trọng trong điện thoại để tra cứu nhanh khi cần.

Checklist đặc biệt theo loại hình du lịch

Tùy theo từng loại hình du lịch mà bạn và gia đình có thêm những checklist cần chuẩn bị khác nhau. 

1. Nếu bạn đi biển:

  • Đồ bơi, khăn tắm nhanh khô
  • Dép chống trơn, túi đựng đồ ướt
  • Mũ rộng vành, kính bơi
  • Kem chống nắng phổ rộng (SPF 50+)

2. Nếu bạn đi núi/đi rừng:

  • Giày trekking, quần dài co giãn
  • Áo chống côn trùng, thuốc chống muỗi
  • Đèn pin mini, gậy leo núi
  • Bình nước cá nhân, đồ ăn dã ngoại

3. Nếu bạn đi nghỉ dưỡng:

  • Đồ ngủ thoải mái
  • Bộ skincare và bodycare cơ bản
  • Sách, nến thơm hoặc tinh dầu thư giãn
  • Trang phục đẹp để chụp ảnh tại resort

4. Nếu bạn phượt bằng xe máy:

  • Găng tay bảo hộ, khẩu trang lọc bụi
  • Áo khoác gió, kính chắn gió
  • Bộ dụng cụ sửa xe mini
  • Bọc mưa cho balo hoặc quần áo

Mang theo đồ tắm, kem chống nắng chống nước nếu đi chơi biển, chơi sông

Mang theo đồ tắm, kem chống nắng chống nước nếu đi chơi biển, chơi sông

Dự trù phương án dự phòng (Plan B)

Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 rơi vào thời điểm giao mùa, nên thời tiết khá thất thường: có nơi nắng gắt trên 37 độ, có nơi lại xuất hiện mưa rào bất chợt. Để tránh bị động khi đang trong chuyến đi, bạn nên xem trước dự báo thời tiết và chuẩn bị sẵn đồ dùng linh hoạt theo tình hình thực tế như áo mưa mỏng, dù gấp hoặc lên kế hoạch thay đổi điểm đến.

Bên cạnh đó, bạn nên linh hoạt điều chỉnh lịch trình – ví dụ hoán đổi ngày đi biển sang ngày ít nắng hơn, hoặc lùi lịch tham quan ngoài trời sang sáng sớm hay chiều muộn.

Trong trường hợp đi cùng trẻ em hoặc người lớn tuổi, đừng quên tìm trước những điểm nghỉ chân như:

  • Quán cà phê có máy lạnh
  • Khu vui chơi trong nhà
  • Trạm dừng chân gần điểm tham quan

Việc chủ động phương án dự phòng không chỉ giúp cả nhóm thoải mái hơn mà còn đảm bảo chuyến đi vẫn suôn sẻ và đáng nhớ dù có tình huống bất ngờ xảy ra.

Kết

Một chuyến đi chơi vui vẻ nhân dịp lễ 30/4 - 1/ 5 là cơ hội để mọi người ghi nhớ về một cột mốc quan trọng của đất nước, cũng như có thời gian xả hơi sau những ngày làm việc căng thẳng. Việc lên kế hoạch với checklist đầy đủ có thể tốn thời gian và công sức nhưng sẽ giúp chuyến đi diễn ra thuận lợi, trọn vẹn và nhiều kỷ niệm. 

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn trong việc chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi. Đừng quên xem thêm những thông tin thú vị và chọn mua quà tặng Việt Nam thủ công, đậm bản sắc tại Chus.vn!