Dù cùng chung một nền văn hóa Á Đông, mỗi quốc gia lại mang đến một màu sắc Trung thu riêng biệt, độc đáo. Từ những chiếc đèn lồng hình ngôi sao, bánh trung thu nhân đậu xanh ngọt ngào của Việt Nam cho đến lễ hội Chuseok sôi động của Hàn Quốc, Tết Trung thu ở châu Á như một bức tranh muôn màu. Tất cả thể hiện sự đa dạng và phong phú riêng biệt của mỗi quốc gia. Cùng Chus tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé!

Việt Nam 

Trung Thu ở Việt Nam được diễn ra vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch. Ngày này  còn gọi là Tết Đoàn viên hay Tết Thiếu Nhi, là một trong những lễ hội lớn thứ hai trong năm, chỉ sau Tết Nguyên Đán. Trung Thu gắn liền với vô vàn truyền thuyết và phong tục độc đáo. Truyền thuyết về chị Hằng Nga xinh đẹp hay chú Cuội cô đơn trên cung trăng bên gốc cây đa đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm thức người Việt. 

Tết Trung thu ở Việt Nam

Cúng rằm Trung thu ở Việt Nam

Tất cả về ngày Tết Trung thu được hữu trong từng chiếc lồng đèn, những câu hát ru, trở thành biểu tượng của sự đoàn viên, ấm áp. Không chỉ trẻ em nô nức đón đợi ngày này, mà hầu như các gia đình đều tất bật chuẩn bị nào là bánh trung thu, quà biếu, mâm cỗ,... Bánh Trung Thu Việt Nam có nhiều loại nhân đa dạng, từ nhân thập cẩm mặn truyền thống đến nhân ngọt béo như đậu xanh, khoai lang. Các loại bánh khác như bánh nướng, bánh dẻo cũng góp mặt, tạo nên sự phong phú cho mâm cỗ.

Trung Quốc

Trung Thu, hay còn gọi là Tết trông trăng, là một lễ hội thu hoạch quan trọng bậc nhất ở Trung Quốc. Được tổ chức vào ngày rằm tháng Tám âm lịch, khi trăng tròn nhất, lễ hội này là dịp để cảm ơn vì một vụ mùa bội thu.

Ngày xưa, người ta dựng bàn thờ ngoài sân, dưới ánh trăng, để bày biện lễ vật gồm dưa, bánh, quả lựu và các loại trái cây khác nhằm tỏ lòng thành kính với Mặt Trăng. Ngày nay, Trung Thu là thời điểm sum họp gia đình, thưởng thức bữa tối thịnh soạn, ăn bánh trung thu, uống trà và ngắm trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn viên, hòa thuận.

Trung Thu là ngày lễ lớn của Trung Quốc

Trung Thu là ngày lễ lớn của Trung Quốc

Hàn Quốc

Hàn Quốc gọi Trung Thu là Chuseok, một lễ hội kéo dài ba ngày, và là một trong 3 lễ hội quan trọng nhất của quốc gia này. Trong ngày này, mọi người thường về quê hương viếng mộ tổ tiên và thực hiện nghi thức dọn cỏ, được gọi là "Beolcho".

Khác với Trung Quốc, Hàn Quốc không có truyền thống làm bánh trung thu như Việt Nam hay Trung Quốc. Họ sẽ cùng nhau ăn bánh gạo, uống rượu gạo dưới ánh trăng và tham gia trò chơi dân gian như Ganggangsullae (múa vòng tròn).

Mâm cúng Trung thu ở Hàn Quốc

Mâm cúng Trung thu ở Hàn Quốc

Nhật Bản

Trung Thu Nhật Bản hay còn gọi là Tsukimi hoặc Otsukimi, là một lễ hội ngắm trăng diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Đây là dịp để người dân Nhật Bản bày tỏ lòng biết ơn đối với mùa màng bội thu. Lễ hội Trung Thu Nhật Bản không có quy mô lớn như ở một số nước châu Á khác. Nó thường được tổ chức trong phạm vi gia đình.

Để chuẩn bị cho lễ hội, người Nhật thường trang trí nhà cửa bằng cỏ pampas (susuki) để xua đuổi tà ma. Món ăn không thể thiếu trong Trung Thu Nhật Bản là Tsukimi dango, một loại bánh dẻo hình thỏ mang ý nghĩa sức khỏe và hạnh phúc. Thường xếp 15 chiếc dango thành hình kim tự tháp để tượng trưng cho ngày 15 của tháng hoặc 12 chiếc để đại diện cho 12 tháng trong năm. 

Món bánh ngày Trung thu ở Nhật Bản

Món bánh ngày Trung thu ở Nhật Bản

Singapore

Tại Singapore, người dân tập trung tại nhà để thưởng thức trà và bánh Trung Thu, trao đổi những hộp quà ý nghĩa. Ngoài những chiếc bánh truyền thống, Singapore còn nổi bật với các loại bánh mới lạ như bánh Snow Skin Bloody Mary và Cranberry Cheese, mang đến sự sáng tạo và phong phú cho lễ hội.

Lễ hội diễn ra trong suốt tháng Tám âm lịch, với đỉnh điểm vào đêm rằm, khi các con phố ở Chinatown được trang hoàng rực rỡ với đèn lồng và ánh sáng. Các gia đình và trẻ em mang theo đèn lồng nhiều hình dạng và kích cỡ để diễu hành, tạo nên không khí vui tươi và náo nhiệt. 

 

Malaysia 

Tết Trung thu ở Malaysia mang đậm sắc màu văn hóa Trung Hoa, là dịp để cộng đồng người Hoa tại đây tổ chức những buổi lễ sum họp. Các loại bánh trung thu với nhiều hương vị đa dạng được bày bán khắp nơi, từ các cửa hàng truyền thống đến các trung tâm thương mại lớn. Người dân Malaysia thường mua bánh trung thu để làm quà biếu tặng người thân, bạn bè và thưởng thức cùng gia đình.

Bánh Trung thu

Trung Thu tại Malaysia được ăn mừng bởi người gốc Hoa

Thái Lan 

Trung Thu ở Thái Lan, hay còn gọi là Lễ Cầu Trăng. Vào đêm rằm tháng 8 âm lịch, người Thái tổ chức lễ cúng trăng để bày tỏ lòng thành kính với thần linh và cầu chúc bình an, may mắn.

Trong các buổi lễ Trung Thu, bánh hình quả đào không thể thiếu trên bàn thờ, thể hiện lòng thành kính và niềm tin vào sự ban phước của Bồ Tát. Cộng đồng người Hoa tại Thái Lan cũng trang hoàng rực rỡ với đèn lồng, trong khi trẻ em cầm đèn lồng đi dạo để tạo không khí vui tươi cho lễ hội.

Trung thu tại Thái Lan

Trung thu tại Thái Lan

Lời kết

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, Tết Trung thu vẫn giữ được sức hấp dẫn và ý nghĩa sâu sắc. Hy vọng rằng, những giá trị tốt đẹp của Tết Trung thu sẽ được lưu truyền mãi mãi, vẫn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân châu Á. Ngoài bánh Trung thu, bạn có thể ghé ngay website của Chus để chọn mua trà hoặc mứt trái cây làm quà tặng cho ngày này nhé!