- 3 27, 2024
9 Lợi ích sức khỏe của cà phê có thể làm bạn bất ngờ
Cà phê có những lợi ích gì đối với sức khỏe con người? Cà phê không chỉ là thức uống được nhiều người yêu thích, giúp buổi sáng thêm năng động và tràn đầy sự tỉnh táo, mà còn mang lại những tác dụng không ngờ. Cùng khám phá những tác dụng của cà phê ngay trong bài viết này với Chus nhé!
Các lợi ích sức khỏe của cà phê
1. Kéo dài tuổi thọ
Uống cà phê ở mức độ vừa đủ có khả năng ngăn ngừa một số căn bệnh như bệnh về tim mạch, bệnh thận, bệnh tiểu đường. Đó đều là những căn bệnh kéo dài và gây tổn hại sức khỏe con người. Vì vậy, nhờ khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh, cà phê có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
Uống cà phê đều độ có thể kéo dài tuổi thọ
2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu cho thấy người có thói quen uống cà phê đen có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn người không uống. Các chất chống oxy hóa polyphenol và khoáng chất có trong cà phê giúp gia tăng sự chuyển hóa insulin và glucose, từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
Người uống cà phê ít mắc tiểu đường hơn người không uống
3. Bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ
Uống cà phê đen mỗi ngày được cho là rất tốt cho tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy người thường uống cà phê có tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn.
Có một báo cáo tổng hợp cho biết tỷ lệ bị đột quỵ cũng thấp hơn 20% giữa người có uống và người không uống.
Uống cà phê đen tốt cho sức khỏe tim mạch
4. Giảm nguy cơ mắc bệnh về thần kinh
Những căn bệnh thần kinh như Parkinson hay Alzheimer thường thấy ở người cao tuổi. Tác dụng bảo vệ sức khỏe của cà phê được cho là có thể ngăn ngừa những bệnh về não như 2 căn bệnh này.
Cà phê đen giúp bảo vệ tế bào thần kinh
5. Uống cà phê tốt cho gan
Cà phê đen được cho là có khả năng bảo vệ gan. Dù là dạng cà phê nguyên chất hay dạng cà phê decaf đều giúp cho gan khỏe hơn, giúp giảm men gan. Những người đang mắc bệnh gan sẵn cũng có nguy cơ diễn tiến bệnh.
Uống cà phê điều độ giúp gan khỏe hơn
6. Giảm nguy cơ mắc sỏi mật
Sỏi mật là những tinh thể rắn hình thành từ chất cặn của dịch tiêu hóa. Sỏi mật gây ảnh hưởng xấu đến túi mật và gan.
Trong cà phê có chứa những chất giúp ngăn ngừa quá trình hình thành sỏi mật. Một nghiên cứu trên hơn 46000 nam giới cho thấy người uống cà phê điều độ ít có sỏi mật hơn những người không uống.
Uống cà phê giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi mật
7. Ngăn ngừa ung thư
Cà phê nguyên chất chứa các chất chống oxy hóa, được cho là giúp bảo vệ tế bào và chuỗi DNA. Việc này đảm bảo tế bào ở trạng thái khỏe mạnh và không chuyển biến thành tế bào ung thư.
Một nghiên cứu tổng hợp cho thấy tỉ lệ người uống cà phê mắc ung thư hắc tố da thấp hơn người không có thói quen uống. Cà phê ở đây là cà phê rang xay tươi, không phải cà phê gói hoặc cà phê nấu (chẳng hạn như cà phê vợt).
Cà phê có thể giảm nguy cơ ung thư
8. Tác dụng giảm cân của cà phê đen
Bên cạnh những công dụng tốt cho sức khỏe tổng quan kể trên, cà phê còn có công dụng giảm cân. Uống cà phê giúp tăng cường trao đổi chất, từ đó giúp mỡ cơ thể giảm nhanh hơn.
Uống cà phê đen giúp giảm cân
9. Cà phê giảm nguy cơ trầm cảm
Polyphenol, chất chống oxy hóa có trong cà phê thường lẫn cà phê decaf, có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự viêm và quá trình stress oxy hóa. Uống cà phê đúng liều lượng, ít hơn khoảng 6 cốc mỗi ngày giúp tăng cường tâm trạng, sự tập trung và giảm nguy cơ trầm cảm.
Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và chế độ sinh hoạt, cà phê có thể gây phản ứng ngược lại như tăng lo âu, căng thẳng, mất ngủ vì bị say cà phê. Do đó, không nên uống quá nhiều mà hãy điều chỉnh lượng cà phê phù hợp với cơ thể.
Cà phê đen được cho là giảm nguy cơ trầm cảm khi uống đúng cách
Bài viết liên quan: Những cách chữa say cà phê nhanh chóng và hiệu quả
Nên uống cà phê vào lúc nào?
Uống cà phê mỗi ngày có được không?
Uống cà phê giúp duy trì sự tỉnh táo để tập trung làm việc tốt hơn. Vì vậy, bạn có thể uống cà phê mỗi ngày.
Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều cà phê và kéo dài thì bạn có thể gặp phải tình trạng “nghiện cà phê”. Khi đó, bạn bị phụ thuộc vào cà phê để tỉnh táo. Việc ngừng uống đột ngột sẽ khiến bạn uể oải, chán nản và mệt mỏi.
Vì vậy, tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe, hãy cân nhắc uống cà phê vừa đủ, và không ngừng quá đột ngột.
Uống quá nhiều cà phê có thể gây chóng mặt, nôn nao vì bị say cà phê
Uống cà phê vào buổi sáng và buổi trưa
Thời điểm thức dậy, khi còn hơi uể oải và buồn ngủ là lúc thích hợp để uống một cốc cà phê nhẹ. Cà phê americano hay các loại cà phê từ hạt arabica với hàm lượng cafein thấp sẽ phù hợp cho thời điểm này. Bạn sẽ trở nên tỉnh táo mà không bị say bởi lượng cafein cao đột ngột nạp vào người.
Nên uống cà phê vào buổi sáng hoặc buổi trưa
Đầu giờ trưa là thời điểm khác rất phù hợp để uống cà phê. Sau khi cơ thể được “nạp năng lượng” từ bữa trưa và đôi khi là giấc ngủ ngắn, cà phê sẽ phát huy tác dụng cực tốt, giúp bạn tập trung để cho một buổi chiều năng suất.
Khi nào không nên uống cà phê?
Mặc dù cà phê có những tác dụng rất tốt với sức khỏe và giúp tỉnh táo, cũng có những lúc bạn không nên uống cà phê:
- Không uống cà phê khi đang đói: Cà phê có thể khiến bụng cảm thấy khó chịu. Cơ thể đang thiếu năng lượng vì đói cũng sẽ dễ gặp tình trạng say cà phê hơn so với khi no.
- Không nên uống cà phê vào buổi chiều tối: Uống cà phê quá muộn có thể khiến bạn bị tỉnh táo kéo dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Điều này áp dụng với những người đi làm giờ hành chính. Nhìn chung, không nên uống cà phê trước khi đi ngủ khoảng 6 giờ để tránh bị mất ngủ.
- Không nên uống cà phê khi đang căng thẳng, stress kéo dài: Cà phê giúp tăng cường tập trung, khiến tim đập nhanh. Việc này có thể khiến tình trạng lo âu và căng thẳng của bạn nghiêm trọng hơn. Những lúc này, hãy nghỉ ngơi một chút và thử lựa chọn những thức uống không cafein, lại giúp thư giãn như các loại trà thảo mộc giúp tỉnh táo.
- Không nên uống cà phê khi đang đau bụng: Cà phê có tác dụng nhuận trường. Khi có cảm giác đau bụng và đầy bụng, hãy cân nhắc xem việc uống cà phê có làm cản trở kế hoạch của bạn hay không.
- Không nên uống cà phê khi thiếu ngủ nặng: Uống cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng khi bạn hơi buồn ngủ, chưa tỉnh ngủ, hoặc thiếu ngủ một chút vì đêm qua “lỡ” thức quá khuya chạy deadline hay cày phim. Nếu bạn trong tình trạng kiệt quệ vì thiếu ngủ kéo dài, cà phê sẽ không có tác dụng nữa vì “nguồn năng lượng” trong cơ thể bạn thực sự đã cạn kiệt. Khi đó, hãy ngủ một chút nhé!
Khi bị mất ngủ nặng, việc nghỉ ngơi sẽ có ích hơn là uống cà phê
Những đối tượng không nên uống cà phê
Ai không nên uống cà phê là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Sau đây là những người nên tránh uống cà phê:
- Người dễ bị say cà phê: Nên cân nhắc uống những loại trà giúp tỉnh táo nhưng có hàm lượng cafein thấp hơn cà phê.
- Người đang mắc chứng lo âu, căng thẳng: Nên chuyển sang uống trà với cafein thấp hơn, hoặc trà thảo mộc có hương thơm tươi mát, vừa giúp tỉnh táo, vừa giảm căng thẳng.
- Người dễ bị đau bụng: Không nên uống cà phê khi không có điều kiện hay thời gian đi vệ sinh. Những người mắc chứng ruột kích thích (IBS) cũng nên hạn chế uống cà phê để tránh những cơn đau bụng không mong muốn.
Tránh uống cà phê khi lạnh bụng
- Người bị mất ngủ nặng: Cà phê sẽ không có tác dụng, chỉ khiến bạn khó ngủ trong khi vẫn mệt mỏi và không thể tập trung. Lúc này, một giấc ngủ ngắn để nạp năng lượng sẽ có hiệu quả hơn.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Caffeine và các hoạt chất trong cà phê có thể ảnh hưởng xấu đến thai kỳ và em bé trong thời kì nhạy cảm này. Vì vậy, chỉ uống thật ít cà phê hoặc không uống để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Phụ nữ có thai không nên uống nhiều cà phê
Mua cà phê rang xay chất lượng tại đâu?
Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể biết được những công dụng của cà phê đối với sức khỏe. Uống cà phê đúng mức và tần suất sẽ rất tốt cho cơ thể.
Tại Chus, có những sản phẩm cà phê đa dạng được chắt lọc từ khắp mọi miền Việt Nam. từ cà phê Arabica trồng tại vùng núi Bắc Bộ cho đến cà phê Robusta đậm đà từ đất Tây Nguyên. Cà phê rang xay theo yêu cầu hoặc cà phê tươi được pha khi đặt, tất cả đều tập trung tại đây để bạn chọn lựa mà không phải lo về chất lượng. Hãy tự tay pha cốc cà phê espresso thật ngon, hoặc một cốc cà phê sữa đá Việt Nam ngọt ngào với danh mục Cà phê của Chus!
Dịch và tham khảo từ: Bệnh viện Johns Hopkins, HSPH (Đại học Harvard), Bệnh viện Cleveland