Gốm sứ Việt Nam là một sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Với lịch sử phát triển hơn 7.000 năm, gốm sứ Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, biến đổi cùng với dòng chảy lịch sử, để lại dấu ấn rực rỡ trong nền văn hóa và nghệ thuật. Là một người Việt Nam, chúng ta nên là cá nhân lan tỏa và duy trì nét văn hóa này đến các thế hệ sau. Vậy nên hãy cùng CHUS tìm hiểu về gốm sứ Việt nam qua các thời kỳ nhé!

Gốm sứ qua các thời kỳ

Tiền sử

Lịch sử gốm sứ Việt Nam trải dài hàng nghìn năm, với nhiều giai đoạn phát triển rực rỡ, phản ánh những biến đổi về văn hóa, xã hội và kỹ thuật sản xuất. Theo các nhà nghiên cứu, trải qua thời gian dài từ lúc phát minh đồ gốm trong thời kỳ tiền sử, nguồn nguyên liệu chính được sử dụng từ đất sét pha lẫn cát. Các hoa văn trên gốm rất đơn giản, hầu như chỉ là những đường gạch chéo, vân sóng nước, được tạo ra khi sản phẩm còn ướt.

Trong quá trình nghiên cứu, những vân tay in hằn trên gốm cho thấy phần lớn được tạo ra từ bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Gốm được nung ngoài trời, với nhiệt độ thường dưới 700°C, tạo nên nét đặc trưng riêng biệt cho gốm thời tiền sử. Sản phẩm gốm thời kỳ này chủ yếu là đồ đựng, đồ đun nấu, phục vụ nhu cầu thiết yếu trong đời sống.

Đồ đồng

Gốm thời kỳ đồ đồng là một phần quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Sự ra đời của bàn xoay gốm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong kỹ thuật chế tác. Nhờ bàn xoay, các sản phẩm gốm được tạo hình một cách chuẩn xác, đồng đều và đa dạng hơn.

Gốm thời kỳ đồ đồng không chỉ có các loại đồ đun nấu quen thuộc mà còn xuất hiện thêm các sản phẩm gốm dùng để chứa đựng, trang sức, đồ dùng ăn uống, công cụ lao động và gốm mỹ thuật. Hình ảnh hoa văn cũng phong phú, sinh động, thể hiện nhiều chủ đề khác nhau hơn so với thời kỳ trước đó. Một số sản phẩm được xoa một lớp áo bằng nước đất khác màu, có sức ảnh hưởng rất lớn đến hoa văn và kiểu dáng của đồ đồng cùng thời. 

Đồ sắt

Giai đoạn đồ sắt đánh dấu mở ra một trang mới cho ngành gốm Việt Nam. Lò gốm xuất hiện hầu khắp các vùng trên đất nước, minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành gốm.

Tuy nhiên, đồ gốm lúc này vẫn còn non lửa, chưa hoàn thiện, nhưng lại sở hữu nét thô sơ mộc mạc, mang giá trị thẩm mỹ riêng biệt, nếu so với các thời kỳ trước thì đã có sự cách biệt xa về hình dáng cũng như hoa văn.

Khác với các giai đoạn trước, nam giới đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất gốm, đánh dấu sự thay đổi trong phân công lao động. Từ thế kỷ 2 TCN, khi Việt Nam chịu ách thống trị của phong kiến phương Bắc, gốm thủ công Việt tiếp tục phát triển trên nền tảng truyền thống, đồng thời tiếp thu ảnh hưởng mạnh mẽ từ gốm Trung Hoa.

Lý - Trần

Cho đến thế kỷ 10, sau hơn một nghìn năm chịu ách đô hộ của phong kiến Trung Hoa, Việt Nam bước vào thời kỳ Lý - Trần, mở ra một bước ngoặt quan trọng trong nền lịch sử dân tộc. Cùng với sự khôi phục của nền độc lập và phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, ngành gốm Việt Nam cũng đạt được những thành tựu rực rỡ, củng cố vị thế vững chắc trên thị trường gốm sứ thế giới.

Giai đoạn này chứng kiến sự mở rộng quy mô sản xuất gốm chưa từng có. Các lò gốm mọc lên khắp nơi, từ Thanh Hóa, Hà Nội đến vùng Nam Định, tạo nên hệ thống sản xuất gốm tập trung mang tính chuyên nghiệp.

Chủng loại gốm cũng vô cùng đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt của con người. Từ đồ đựng như bát, đĩa, chén, chum, vò... đến dụng cụ ăn uống như đũa, muỗng, dao,... hay đồ trang trí như lọ hoa, tượng gốm, bình phong,... tất cả đều được chế tác tinh xảo, mang đậm dấu ấn thời đại.

Sau thế kỷ 14

Sau thế kỷ 14, gốm sứ Việt Nam tiếp tục phát triển và có những bước tiến mới, đánh dấu sự đa dạng về kỹ thuật, kiểu dáng và hoa văn. Nổi bật nhất là sự xuất hiện của nhiều làng nghề gốm nổi tiếng như Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng,... với những sản phẩm gốm đặc trưng riêng biệt.

gốm, gốm sứ, đồ gốm, gốm Việt Nam, ceramics, Vietnamese ceramics

Gốm sứ sau thế kỷ 14 được nung ở nhiệt độ cao hơn, chất lượng xương gốm cứng và mịn hơn. Các phương pháp làm gốm thủ công và kỹ thuật trang trí cũng được cải tiến, với nhiều phương pháp mới như khắc vạch, vẽ dưới men, in hoa văn,... Bên cạnh đó, ở thời đại này đồ gốm có nhiều loại hình phong phú như bình, lọ, chén, dĩa, tượng trang trí,...

Từ đầu thế kỷ 19

Sự giao thoa giữa gốm sứ truyền thống và hiện đại đã tạo nên những sản phẩm gốm sứ Việt Nam thế kỷ 19 độc đáo và tinh tế. Gốm sứ Việt Nam thời kỳ này không chỉ được sử dụng trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước châu Âu.

gốm, gốm sứ, đồ gốm, gốm Việt Nam, ceramics, Vietnamese ceramics

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh và sự du nhập của các loại vật liệu mới, ngành gốm sứ Việt Nam thế kỷ 19 dần đi vào suy thoái. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các nghệ nhân và sự quan tâm của chính quyền, ngành gốm sứ Việt Nam đã dần hồi sinh và phát triển mạnh mẽ của ngành gốm sứ Việt Nam trong thế kỷ 20 và 21.


Gốm hiện đại bắt đầu từ thế kỷ 21

Bắt đầu từ thế kỷ 21, gốm sứ Việt Nam có bước hồi sinh mạnh mẽ. Các làng nghề gốm thủ công truyền thống được phục hồi và phát triển, kết hợp kỹ thuật sản xuất hiện đại để tạo ra những sản phẩm gốm sứ vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường. Tu hú, Đông Gia, HCERAMIC, Minh Tiến Ceramics hay Minh Long... là những thương hiệu gốm sứ uy tín, cao cấp và an toàn, được người tiêu dùng trong nước và quốc tế ưa chuộng.

gốm, gốm sứ, đồ gốm, gốm Việt Nam, ceramics, Vietnamese ceramics, gốm truyền thống, traditional ceramics

Về kỹ thuật, gốm sứ Việt Nam thế kỷ 21 được ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại như nung lò điện, in ấn decal,... giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm gốm sứ ngày nay đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, từ bình, lọ, chén, đĩa cho đến tượng trang trí, phù điêu,... đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng và thẩm mỹ của khách hàng.

gốm, gốm sứ, gốm Việt Nam, ceramics, Vietnamese ceramics

Về thiết kế, gốm sứ Việt Nam thế kỷ 21 thể hiện sự kết hợp tinh tế giữa nét đẹp truyền thống và xu hướng hiện đại. Các họa tiết truyền thống được cách điệu độc đáo, kết hợp với gam màu hiện đại, tạo nên những sản phẩm gốm sứ vừa mang đậm bản sắc văn hóa Việt, vừa sang trọng và tinh tế.

Gốm sứ Việt Nam thế kỷ 21 không chỉ là sản phẩm gốm thủ công mỹ nghệ mà còn là biểu tượng văn hóa, lịch sử của dân tộc. Nhờ sự nỗ lực của các nghệ nhân, gốm sứ Việt Nam ngày càng vươn xa ra thị trường quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

gốm, gốm sứ, đồ gốm, gốm Việt Nam, ceramics, Vietnamese ceramics

Lời kết 

Gốm sứ Việt Nam là dòng chảy riêng biệt, hội tụ những tinh hoa văn hóa dân tộc, phản ánh một cách sinh động đời sống vật chất, tinh thần và giá trị thẩm mỹ của người Việt qua các thời kỳ lịch sử. Đến thời đại ngày nay các giá trị văn hóa này vẫn còn đang giới trẻ đón nhận nhiệt tình. Bằng chứng có rất nhiều thương hiệu sản xuất và bán các sản phẩm từ gốm thủ công đến gốm hiện đại. Hãy khám phá ngày các sản phẩm gốm ngay trên CHUS và chung tay lan tỏa văn hóa đậm chất Việt Nam này nhé!