- 5 22, 2024
Uống trà gì giúp điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ?
Trong cuộc sống hàng ngày của phụ nữ, kỳ kinh nguyệt thường gây ra những vấn đề khó chịu như đau bụng và mệt mỏi. Giải pháp giúp làm dịu cơn khó chịu của ngày đèn đỏ một cách tự nhiên đang được nhiều chị em ưa chuộng hiện nay là uống trà thảo mộc. Một số loại trà thiên nhiên không chỉ giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt mà còn giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu. Với những chất kháng viêm, trà thảo mộc còn làm dịu bụng và mang lại cảm giác thoải mái cho phái nữ trong những ngày “rụng dâu”.
Duy trì kinh nguyệt đều đặn
Một số loại trà thảo mộc giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả:
1. Trà hoa hồng
Công dụng:
Hoa hồng không chỉ là biểu tượng cho tình yêu mà còn ẩn chứa vô vàn những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của con người. Bên cạnh tính thẩm mỹ, ta còn bắt gặp hoa hồng trong mỹ phẩm, dược phẩm và cả thực phẩm.
Trà hoa hồng cũng vậy. Có thể coi trà hoa hồng là một trong những loại trà siêu tốt cho chị em phụ nữ, bởi vì cánh hoa hồng chứa các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin C, các loại vitamin nhóm B, K, carotene, canxi, kali,… Hoa hồng lại có tác dụng điều hòa hormone, giảm căng thẳng, lo âu nếu dùng thường xuyên.
Và cuối cùng, trà hoa hồng giúp điều hòa kinh nguyệt cực tốt vì trà có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, đặc biệt là vùng bụng dưới. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà những chị em có cơ địa khí huyết ra nhiều thì không nên uống trà hoa hồng khi đang đến kỳ.
Hiện nay, trà hoa hồng thường được chế biến và đóng gói từ những nụ hồng sấy khô, khi hãm trong nước ấm thì nụ hồng sẽ từ từ bung nở thành một đóa hồng kiều diễm.
Cách pha trà hoa hồng:
Cách 1:
- Cho 2-3gr (7-9 nụ hoa hồng) vào khoảng 150ml nước nóng 80-85 độ C để hãm trong khoảng 10 phút.
- Có thể phối thêm với đường phèn, kỷ tử và táo đỏ để tăng thêm công dụng bổ huyết.
Cách 2:
- Cho 5-7 nụ hoa hồng sấy khô cùng 1-2 lá cỏ ngọt và ủ cùng 200ml nước sôi là bạn đã có ngay một tách trà hoa hồng thơm ngọt bổ dưỡng rồi.
Trà hoa hồng trên Chus:
2. Trà táo đỏ kỷ tử:
Công dụng:
Trà táo đỏ kỷ tử vốn được yêu thích đối với phái nữ. Cả táo đỏ và kỷ tử đều là những dược liệu quý trong Đông y.
Kỷ tử có hàm lượng cao chất betaine giúp bổ não, đồng thời còn giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và chống lão hóa nhờ tác dụng giảm huyết áp.
Táo đỏ giàu chất xơ cũng như các vitamin thiết yếu như vitamin A, B1, B2, protein, phốt pho, canxi, magie và sắt. Những vitamin này giúp tăng cường sức khỏe và bổ máu cho chị em phụ nữ trong và sau kì kinh nguyệt, hoặc trong giai đoạn sinh nở.
Cách pha trà táo đỏ kỷ tử đúng chuẩn:
- Chuẩn bị khoảng 4-5 quả táo đỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng.
- Cho phần táo đỏ đã cắt mỏng và 5g kỷ tử (khoảng 25-30 hạt) vào ấm trà, đổ nước nóng vào hãm trong 15-20 phút. Với người khẩu vị ngọt, có thể cho thêm mật ong hoặc đường phèn để tăng hương vị
- Ủ trà khoảng 15-20 phút rồi thưởng thức
Đọc thêm: 7 Loại trà tốt cho sức khỏe và sắc đẹp phái nữ
3. Trà hoa cúc:
Công dụng:
Hoa cúc chứa các hợp chất có tác dụng giảm viêm và giảm đau, giúp làm dịu cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt. Các chất chống viêm trong hoa cúc giúp giảm thiểu việc tổn thương các mô và cơ quan trong tử cung, làm giảm cảm giác đau bụng. Ngoài ra, trà hoa cúc cũng có tính chất dễ chịu, giúp giảm căng thẳng trước và trong kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng không có tác dụng phụ nào đối với tình trạng sức khỏe cụ thể của mình. Đặc biệt, người có huyết áp thấp, người mắc suyễn không nên sử dụng trà hoa cúc.
Cách pha trà hoa cúc:
- Cho 5-10g hoa cúc sấy khô vào ấm trà, đổ nước nóng khoảng 80-85 độ C vào và hãm trong 5-10 phút.
- Có thể thêm mật ong hoặc đường phèn vào trà để tăng hương vị.
- Bạn cũng có thể phối hoa cúc với táo đỏ hoặc long nhãn để có một ly trà thảo dược bổ dưỡng.
Một vài lựa chọn trà hoa cúc trên Chus:
4. Trà gừng đường đen:
Công dụng:
Thành phần chính bao gồm đường đen và gừng. Đường đen là thành phẩm được cô đặc cuối cùng sau khi người ta đã tách ra đường cát, đường phèn... Cũng như đường cát, đường đen (cũng có thể gọi là đường nâu) được chiết xuất từ cây mía. Trong đường đen có hàm lượng chất sắt rất cao, giúp thúc đẩy sản sinh hemoglobin trong máu, vì vậy đường đen có công dụng bổ máu, giúp giảm đau bụng kinh ở phụ nữ. Bên cạnh đó, gừng có tính ấm giúp giảm các triệu chứng buồn nôn, đồng thời giúp cải thiện lưu thông khí huyết, từ đó cũng giúp giảm đau bụng khó chịu vào những ngày “dâu rụng”.
Cách pha trà gừng đường đen:
- Cho 2 lát gừng tươi vào ấm trà (có thể đập dập trước), đổ nước nóng vào và hãm trong 10-15 phút.
- Sau đó, cho thêm 2-3 viên đường đen vào và khuấy đều rồi thưởng thức.
Hiện nay, trà gừng đường đen thường được đóng thành từng viên trà vuông vức, vừa đảm bảo vệ sinh lại dễ dàng pha chế, bạn chỉ cần thả một viên trà vào nước sôi tầm 80-85 độ C và khuấy đều là có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị.
Tham khảo các loại trà gừng tại Chus:
5. Trà quế:
Công dụng:
Quế có vị cay ngọt, vỏ dày và mùi thơm đặc trưng. Quế không chỉ là một loại gia vị phổ biến mà còn có thể bổ sung cho cơ thể chất xơ và các loại vitamin thiết yếu như sắt, mangan, kẽm, magie,… Trong quế cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm các triệu chứng cảm lạnh nhờ tăng cường hệ miễn dịch.
Vào những ngày hành kinh, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể bị suy yếu. Do đó, trà quế có thể hỗ trợ giữ cho cơ thể khỏe mạnh hơn trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, trà quế giúp lưu thông máu, từ đó giảm đau bụng kinh và làm giảm các triệu chứng của giai đoạn tiền kinh nguyệt. Nhờ tính ấm, quế còn giúp giảm cảm giác buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt ở một số chị em phụ nữ.
Hai dạng trà quế thường thấy là trà quế túi lọc và trà quế thanh.
Cách pha trà quế:
- Nếu ở dạng túi lọc, bạn cho 1-2 túi trà quế vào ly rồi cho khoảng 300-500ml nước sôi 80 độ C và ủ khoảng 5-10 phút.
- Nếu ở dạng thanh, bạn lấy 1 thanh quế hòa với nước hoặc bẻ thanh quế thành những mảnh vụn, cho vào bình và ủ với nước sôi.
- Quế ở dạng túi lọc hay dạng thanh đều có thể uống tới 2-3 lượt nước.
- Có thể thêm đường phèn và 1-2 lát cam để tăng thêm hương vị.
Sản phẩm trà quế trên Chus:
Các thói quen lành mạnh giúp điều hòa kinh nguyệt
Bên cạnh việc chọn trà thảo mộc để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, bạn cũng còn cần lưu ý đến lối sống và tình trạng sức khỏe của bản thân.
Việc kinh nguyệt không đều ở phụ nữ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Nguyên nhân khách quan bao gồm yếu tố di truyền, các bệnh lý y khoa, thay đổi môi trường sống, thay đổi nội tiết tố do thuốc hoặc tuổi tác, v.v.
Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên nhân chủ quan mà bạn có thể điều chỉnh được. Một số thói quen lành mạnh giúp kỳ kinh nguyệt cân bằng và đều đặn hơn có thể kể đến như:
1. Ăn uống lành mạnh, cân bằng
Tăng cường ăn đa dạng rau xanh và trái cây: Giúp cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.
Hạn chế thức ăn đóng gói, chứa chất bảo quản, thức ăn chứa quá nhiều đường: Để duy trì cân nặng và ổn định hormone - một yếu tố rất quan trọng cho kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Ăn đa dạng rau xanh để cung cấp vitamin, khoáng chất
2. Tập thể dục đều đặn
Tập yoga hoặc thiền: Giúp giảm căng thẳng và cân bằng hormone.
Các bài tập thể dục khác như đi bộ, bơi lội: Giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng hormone endorphin, giúp cơ thể giảm stress, hạn chế tình trạng kinh nguyệt không đều.
3. Duy trì cân nặng lành mạnh
Kết hợp chế độ ăn uống và thể dục thể thao hợp lý: Để kiểm soát cân nặng và duy trì chỉ số BMI lý tưởng.
4. Ngủ đủ giấc
Ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm: Giúp cơ thể sửa chữa những tổn thương và duy trì sức khỏe tổng thể.
Thiếu ngủ có thể làm thể chất mệt mỏi và tinh thần căng thẳng. Do đó, hãy cố gắng sắp xếp để luôn có những giấc ngủ đầy đủ và chất lượng. Bởi nếu quá căng thẳng, kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn bất thường.
Ngủ đủ giấc rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể
Kết
Trà thảo mộc từ lâu vốn đã có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe mọi người. Qua bài viết này, CHUS hy vọng đã mang đến cho chị em phụ nữ thêm sự lựa chọn để giảm nhẹ những khó chịu trong kỳ kinh nguyệt cùng một số lưu ý để kinh nguyệt được cân bằng.
Hãy ghé thăm CHUS để khám phá các loại trà thảo mộc chất lượng và tận hưởng sự thoải mái tự nhiên từ mỗi ngụm trà.