- 5 24, 2024
Ai nên và không nên sử dụng trà hoa cúc?
Trà hoa cúc là một thức uống thanh tao và nho nhã, được nhiều người ưa chuộng nhờ hương thơm thảo mộc dịu êm, dễ uống. Thức trà hoa thiên nhiên này rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thoải mái uống trà hoa cúc mỗi ngày bởi nó cũng có một số tác dụng phụ nhất định.
Vậy ai nên và không nên uống trà hoa cúc? Hãy cùng Chus khám phá những công dụng kỳ diệu của loại thần dược tự nhiên này, cùng những lưu ý cần thiết nhé!
Ai nên uống trà hoa cúc?
1. Người bị cảm
Từ thời cổ đại, trà hoa cúc đã được người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã đánh giá cao về lợi ích sức khỏe. Với hương vị tinh tế, hơi ngọt và mùi thơm nhẹ nhàng, trà hoa cúc thường được sử dụng để giảm cơn sốt, giảm tình trạng sưng tấy và giảm đau. Khi bị cảm, bạn có thể kết hợp trà hoa cúc với kim ngân hoa và bạc hà, hãm nước sôi để uống. Phương pháp này sẽ giúp cơn cảm thuyên giảm một cách nhanh chóng. Các chất chống viêm và kháng khuẩn trong trà hoa cúc cũng giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu và thúc đẩy quá trình phục hồi.
Trà hoa cúc có tác dụng giải cảm
2. Người có mắt yếu
Trà hoa cúc cũng được xem là một loại thức uống đến từ tự nhiên cho sức khỏe đôi mắt, giảm căng thẳng thần kinh, mỏi và khô mắt. Ngoài ra, các hợp chất trong trà hoa cúc còn giúp bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, cũng như ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.
3. Người bị nhiệt, nóng trong
Với những ai thường xuyên bị nhiệt, nóng trong hay nóng gan, thì chắc chắn phải tham khảo công thức nấu trà hoa cúc. Tính thanh nhiệt và giải độc của trà hoa cúc giúp nhuận gan và hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa do nhiệt gây ra. Đặc biệt phù hợp cho những người bị nhiệt miệng, mụn nhọt và các triệu chứng khác do nhiệt gây ra.
4. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt
Một tách trà hoa cúc nóng sẽ làm dịu đi cơn đau vùng bụng dưới của bạn trong những ngày “đèn đỏ”. Bởi thức uống này có tác dụng làm giảm co thắt tử cung, đồng thời làm ấm bụng và giảm căng thẳng thần kinh. Đặc tính chống viêm và thư giãn của trà hoa cúc xoa dịu cơ thể bạn, giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.
Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nên uống 1 ly trà hoa cúc
Ngoài những lợi ích kể trên, trà hoa cúc còn có nhiều tác dụng khác như chữa hôi miệng, làm đẹp da, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và nhiều hơn nữa. Đây là lý do tại sao bạn nên trữ sẵn 1 hộp trà hoa cúc trong gia đình. Uống trà hoa cúc thường xuyên thay cho các chất kích thích khác sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cơ thể thư giãn và khỏe mạnh hơn.
5. Người khó ngủ
Trà hoa cúc là lựa chọn tuyệt vời cho những người khó ngủ. Một câu hỏi thường gặp là "trà hoa cúc có caffeine không?" Câu trả lời là không, trà hoa cúc là trà thảo mộc, hoàn toàn không chứa caffeine, do đó sẽ không gây kích thích hệ thần kinh. Uống trà hoa cúc trước khi ngủ giúp dễ ngủ hơn nhờ tác dụng làm dịu và thư giãn cơ thể, từ đó mang đến giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Nếu bạn đang gặp vấn đề với giấc ngủ vì căng thẳng, thử uống trà hoa cúc ấm trước khi đi ngủ có thể là giải pháp tự nhiên hiệu quả. Tuy nhiên, trà hoa cúc sẽ không có tác dụng với người bị bệnh mất ngủ lâu năm, cũng như không phát huy tác dụng nếu bạn sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều trước khi ngủ.
Những ai không nên uống trà hoa cúc
Mặc dù trà hoa cúc được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại thảo dược này. Có một số nhóm người cần cân nhắc để tránh những tác động không mong muốn đối với sức khỏe.
1. Phụ nữ mang thai
Trà hoa cúc có tính chất hàn, khiến thân nhiệt bị hạ thấp, điều này không hề tốt đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Uống trà hoa cúc trong thời kỳ mang thai có thể làm giảm hệ miễn dịch, gây ra tình trạng tỳ vị hư yếu, khó tiêu, đầy hơi và trướng bụng.
Hơn nữa, các thành phần trong trà hoa cúc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng trà hoa cúc trong suốt thai kỳ.
Phụ nữ mang thai không nên tùy ý sử dụng trà hoa cúc tại nhà
2. Người bị huyết áp thấp
Trà hoa cúc có tác dụng hạ huyết áp, rất hữu ích cho những người bị cao huyết áp. Tuy nhiên, với những người có tiền sử huyết áp thấp, việc sử dụng trà hoa cúc đều đặn có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn, xây xẩm mặt mày do huyết áp hạ quá thấp. Các chuyên gia khuyến cáo rằng người bị huyết áp thấp không nên sử dụng loại trà này, đặc biệt khi đang dùng các loại thuốc ổn định huyết áp, để tránh tình trạng huyết áp giảm đột ngột gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Bệnh nhân tiểu đường
Mặc dù trà hoa cúc có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng nó cũng có thể làm phản tác dụng của một số thuốc điều trị, đặc biệt là insulin. Ngoài ra, trà hoa cúc còn có thể tăng cường tác dụng của thuốc an thần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Do đó, các bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc trên nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trà hoa cúc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
4. Người có cơ địa mẫn cảm
Những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc tiền sử bị dị ứng với phấn hoa có nguy cơ bị kích ứng da khi sử dụng trà hoa cúc. Các triệu chứng phổ biến bao gồm phát ban, mẩn đỏ và nổi mề đay. Alantolactone, một chất hóa học có trong hoa cúc, có thể gây kích ứng da và viêm da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc nguồn tia cực tím khác. Mặc dù không nhiều người bị dị ứng với trà hoa cúc, nhưng nếu bạn gặp phải các triệu chứng dị ứng sau khi uống, hãy ngừng sử dụng loại trà này ngay lập tức.
Người có cơ địa mẫn cảm bị dị ứng khi uống trà hoa cúc
5. Người có tính hàn
Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, phù hợp để làm mát cơ thể vào mùa hè. Tuy nhiên, những người có cơ địa thể hàn, dễ bị lạnh bụng, tỳ vị kém không nên uống trà hoa cúc. Sử dụng trà hoa cúc trong trường hợp này có thể làm tình trạng cơ thể thêm mệt mỏi, suy yếu và dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và hệ miễn dịch.
Một số lưu ý khi uống trà hoa cúc để phát huy công dụng
Nên uống trà hoa cúc vào lúc nào?
Trà hoa cúc có thể được thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng để tối ưu hóa lợi ích sức khỏe, bạn nên uống trà sau khi ăn 30 phút và trước khi đi ngủ khoảng nửa giờ. Uống trà hoa cúc sau những bữa ăn nhiều đạm động vật và dầu mỡ cũng có tác dụng tiêu hóa tốt hơn. Song song với đó, trà hoa cúc cũng là nguồn cung cấp nước cho cơ thể, giúp điều hòa lượng muối dư thừa. Sau khi vận động hoặc tập thể dục, bạn nên cho cơ thể thưởng thức 1 ly trà hoa cúc để bù nước và giảm đau cơ do hoạt động mạnh.
Pha trà đúng cách
Để pha trà hoa cúc đúng cách và giữ nguyên các dưỡng chất quý giá, bạn không nên dùng nước quá nóng. Nhiệt độ nước pha trà lý tưởng là từ 80 - 85 độ C. Thời gian hãm trà tốt nhất là trong khoảng từ 3 - 5 phút. Bạn có thể kết hợp trà hoa cúc với bạc hà, kim ngân, mật ong, hoặc kỷ tử để tăng cường tác dụng. Những sự kết hợp này không chỉ nâng cao hương vị mà còn bổ sung thêm các lợi ích sức khỏe khác.
Pha trà đúng cách theo hướng dẫn của chuyên gia
Một số lưu ý khác
Có nhiều cách để pha trà hoa cúc, từ việc hãm cánh hoa trong nước sôi đến đun cánh hoa cho đến khi sôi và để trà ngấm trong khoảng 2-3 phút, sau đó lọc và uống. Bạn có thể thưởng thức trà hoa cúc nóng hoặc lạnh tùy theo sở thích. Liều lượng thông thường là uống 8-10g hoa cúc/ngày, có thể dùng ngoài rửa mắt hoặc đắp mụn nhọt.
Người bệnh đái tháo đường có thể uống 3 ly trà hoa cúc mỗi ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút, không nên uống khi đói và không kết hợp với các loại thuốc Tây y để tránh tương tác thuốc. Phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng trà hoa cúc.
Do có thành phần an thần và giãn cơ tự nhiên, trà hoa cúc thường được coi là loại trà thảo dược hoàn hảo. Từ việc thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn đến giảm viêm, trà hoa cúc là một sự bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ lối sống lành mạnh nào. Dù thưởng thức vào buổi sáng hay trước khi đi ngủ, một tách trà hoa cúc là cách hoàn hảo để thư giãn và hỗ trợ quá trình chữa bệnh tự nhiên của cơ thể.
Lời kết
Trà hoa cúc sẽ trở thành thần dược nếu bạn biết cách sử dụng điều độ và có chừng mực. Một tách trà nóng hổi với hương thơm dìu dịu và thanh tao sẽ đưa bạn đến những miền thảo nguyên xanh mát, đầy thư giãn. Còn chần chờ gì mà không ghé thăm Chus để được thỏa thích đắm chìm trong thế giới của các loại trà, tận hưởng trọn vẹn hương vị của cuộc sống!