Văn hóa là dòng chảy không ngừng biến đổi và phát triển qua các thời kỳ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự giao thoa văn hóa đã trở thành tất yếu, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có nghệ thuật và thủ công truyền thống. Gốm Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Những ảnh hưởng từ văn hóa ngoại lai đã mang đến cho gốm Việt sự đa dạng và đổi mới, đồng thời cũng đặt ra những thách thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc truyền thống. 

Văn hóa ngoại lai là gì?

Văn hóa ngoại lai được ví như làn gió mới. Đôi khi, đó là những cơn sóng nhẹ nhàng của giao thương, di cư, hay du lịch. Lúc khác, đó là những đợt sóng mạnh mẽ hơn, qua chiến tranh hay các phương tiện truyền thông đại chúng, tạo nên những cuộc “chạm mặt” đầy kịch tính giữa các nền văn hóa. Hiểu nôm na, đây là những phong tục, tập quán tín ngưỡng, giá trị, lối sống,... của một nền văn hóa du nhập và có ảnh hưởng vào một nền văn hóa khác. 

gốm Việt Nam, Vietnamese ceramics, gốm truyền thống, traditional ceramics, gốm xưa, ancient ceramics

 

Văn hóa ngoại lai trong gốm sứ Việt Nam

Lịch sử văn hóa Việt Nam đã trải qua ba lần tiếp biến lớn. Lần đầu là thời kỳ tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc trong thời cổ, trung đại, qua cả con đường cưỡng bức và hòa bình. Lần thứ hai từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945, là cuộc "ép duyên" Đông - Tây với sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây từ chính quyền thực dân Pháp. Và lần thứ ba, từ sau Thế chiến thứ hai đến nay, là làn sóng văn hóa phương Tây hiện đại. Mỗi lần tiếp biến đều mang lại những thử thách và cơ hội, nhưng dù theo cách nào, văn hóa Việt Nam vẫn luôn biết cách tiếp thu những tinh hoa và giữ vững bản sắc dân tộc.

Sự tiếp thu và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa ngoại lai mở ra những chân trời mới cho sự sáng tạo. Tuy nhiên, việc tiếp thu văn hóa ngoại lai một cách thụ động và thiếu chọn lọc có thể dẫn đến những hệ quả không mong muốn. Văn hóa luôn hướng tới chân, thiện, mỹ, nhưng trong quá trình tiếp nhận, đôi khi chúng ta cần tỉnh táo để "gạn đục khơi trong", bảo vệ và phát triển những giá trị tốt đẹp của mình.

Bạn có thể tham khảo thêm: Gốm sứ - Dấu ấn trong lịch sử đến đời sống hiện đại

Ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai đối với gốm Việt Nam

1. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với gốm Việt Nam

Không chỉ riêng gốm sứ, văn hóa Việt Nam nói chung chịu nhiều tác động của luồng văn hóa Trung Quốc trong 1000 năm đô hộ. Thời kỳ Bắc thuộc, những ảnh hưởng từ gốm Hán đã len lỏi vào từng đường nét, hoa văn trên gốm Việt. Những họa tiết trang trí như rồng uy nghi, phượng kiêu sa, hay những hoa văn mây xoắn mềm mại. Những chiếc bình, bát, đĩa không chỉ là vật dụng hàng ngày mà còn là những tác phẩm nghệ thuật chứa đựng cả một bầu trời lịch sử, văn hóa.

gốm Việt Nam, Vietnamese ceramics, gốm truyền thống, traditional ceramics, gốm xưa, ancient ceramics

Gốm sứ Trung Quốc nổi tiếng với những họa tiết rồng bay phượng múa

Bước vào thời kỳ phong kiến, gốm Việt Nam tiếp tục tiếp thu kỹ thuật và phong cách từ gốm Minh, Thanh của Trung Hoa. Các lò gốm nổi tiếng như Bát Tràng, Chu Đậu đã biến hóa những kỹ thuật nung, men, và trang trí từ phương Bắc thành những tác phẩm mang đậm dấu ấn Việt. Những bình gốm Bát Tràng với men ngọc bích, những chiếc đĩa Chu Đậu với họa tiết phức tạp và tinh tế không chỉ phản ánh sự khéo léo của nghệ nhân mà còn là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa sâu sắc.

2. Ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản đối với gốm Việt Nam

Trong thế kỷ 16 và 17, dòng chảy văn hóa từ xứ sở hoa anh đào đã lặng lẽ len lỏi vào từng thớ đất, từng mảnh men của gốm Việt Nam. Những họa tiết trang trí tinh tế như hoa anh đào dịu dàng nở rộ, hoa cúc thanh khiết, hay những cánh chim hạc thanh thoát đã bắt đầu xuất hiện trên những sản phẩm gốm Việt, mang đến một làn gió mới, đượm màu sắc và tinh thần Nhật Bản.

gốm Việt Nam, Vietnamese ceramics, gốm Nhật Bản, Japanese ceramics, gốm truyền thống, traditional ceramics, gốm xưa, ancient ceramics

Gốm sứ Nhật Bản gây ấn tượng với họa tiết nhẹ nhàng, thanh nhã

Sang thế kỷ 19, kỹ thuật men rạn đặc trưng của gốm Nhật Bản đã du nhập vào Việt Nam. Men rạn, với những đường nứt tự nhiên tinh tế, đã mang đến cho gốm Bát Tràng một diện mạo mới, vừa cổ kính vừa hiện đại, vừa mộc mạc vừa sang trọng. Các nghệ nhân Bát Tràng đã không ngừng học hỏi và sáng tạo, biến kỹ thuật men rạn thành nét đặc trưng riêng, tạo nên những tác phẩm gốm sứ chứa đựng cả tâm hồn và tinh thần của dân tộc.

3. Ảnh hưởng của văn hóa châu Âu đối với gốm Việt Nam

Thế kỷ 18 và 19 là thời điểm văn hóa Châu Âu manh nha xuất hiện trong gốm Việt Nam. Những họa tiết trang trí phong cách châu Âu, với những hoa lá tinh xảo, hình người sống động và động vật đầy biểu cảm được tái hiện rõ nét. 

gốm Việt Nam, Vietnamese ceramics, gốm Châu Âu, European ceramics,gốm truyền thống, traditional ceramics, gốm xưa, ancient ceramics

Gốm sứ Châu Âu thường sử dụng những hình người sống động

Bước sang thế kỷ 20, kỹ thuật sản xuất gốm công nghiệp châu Âu mang đến cuộc cách mạng lớn cho ngành công nghiệp gốm sứ. Những lò nung hiện đại, quy trình sản xuất tiên tiến và kỹ thuật tráng men mới đã giúp gốm Việt Nam không chỉ tăng năng suất mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm. Gốm Bát Tràng và các làng gốm truyền thống khác đã trở thành “những nhà máy gốm sứ công nghiệp”, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bạn có thể tham khảo thêm: Lịch sử gốm sứ Việt Nam và những cột mốc đặc sắc

Tinh hoa văn hóa Việt trong đồ gốm

Trải dài khắp mảnh đất hình chữ S, từ Bắc chí Nam, nghề gốm đã bén rễ và phát triển rực rỡ, trở thành một phần không thể thiếu của di sản văn hóa Việt Nam. Từng mảnh gốm, từng họa tiết trang trí đều mang đậm hơi thở của hồn Việt, ghi dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc qua bao thời kỳ.

Nhà sưu tập gốm Việt cổ Trương Việt Anh từng nhận định: “Gốm Lý từ men hoa nâu hay trắng ngà đều có tạo hình và chi tiết trang trí cực kỳ tinh xảo. Sang đến gốm Trần đường nét mạnh mẽ, thô phác hơn. Lê sơ lại là giai đoạn phát triển của gốm hoa lam, đây là dòng gốm Việt cổ có cơ hội xuất khẩu ra thế giới, kỹ thuật chế tác cũng phát triển khi sử dụng họa pháp trong trang trí gốm. Đến thời Mạc, thời Lê Trung hưng, gốm Việt nổi trội bởi dòng đồ thờ tự, và cũng lần đầu tiên trong lịch sử gốm Việt, yếu tố nghệ nhân được ghi nhận, thợ gốm lưu danh lên tác phẩm như Bùi Thị Đỗ, Bùi Huệ, Nguyễn Phong Lai, Hoàng Ngưu… đặc biệt là Đặng Huyền Thông với các tác phẩm thờ tự như chân đèn, lư hương, tháp thờ…”.

gốm Việt Nam, Vietnamese ceramics, gốm truyền thống, traditional ceramics, gốm xưa, ancient ceramics

Gốm Việt Nam vẫn giữ nhiều nét đặc trưng 

Tinh hoa văn hóa Việt không chỉ thể hiện ở kỹ thuật chế tác mà còn ở những hình vẽ, họa tiết đầy tính nghệ thuật và giàu cảm xúc. Những nét vẽ thanh tú, khi đậm khi nhạt, khi to khi nhỏ, khi chi tiết khi lại phóng túng, đều phản ánh tài hoa và tâm huyết của các nghệ nhân. Các biểu tượng như mặt trời, chim hạc, hình kỷ hà và cảnh múa hát, bơi thuyền thường xuyên xuất hiện trên gốm, gợi lên hình ảnh sinh hoạt dân gian và những biểu tượng nông thôn đậm chất Việt.

Tranh dân gian cũng có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật gốm, với các chủ đề ngư, tiều, canh, mục hay các tích hứng dừa, thầy đồ, đám cưới chuột, chăn trâu thổi sáo. Những họa tiết này không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn gắn liền với cuộc sống và tâm hồn của người Việt, làm cho gốm Việt trở nên độc đáo và không thể lẫn với bất kỳ dòng gốm nào khác.

Lời kết

Sự sụp đổ của nền văn hóa có thể nhấn chìm cả một dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc tiếp thu văn hóa ngoại lai là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sự tiếp nhận này cần phải diễn ra một cách có chọn lọc và cân nhắc kỹ lưỡng, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Chúng ta cần trân trọng và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời sáng tạo và làm giàu thêm bằng những tinh hoa từ bên ngoài.

Hy vọng qua bài viết này, CHUS đã có thể giới thiệu cũng như cung cấp những thông tin về những tác động từ văn hóa ngoại lai đến gốm Việt Nam. Nếu bạn muốn tìm những thương hiệu gốm Việt Nam chất lượng, đa dạng kỹ thuật cũng như phong cách thì có thể tìm hiểu danh mục "Đồ Gốm" ngay trên CHUS.