Từ thời Pháp thuộc (1884-1945), gạch bông trở thành vật liệu trang trí phổ biến ở các tỉnh miền Nam như Đồng Nai và Bình Dương. Nghề làm gạch bông đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Với họa tiết và màu sắc đa dạng, gạch bông mang lại nét cổ điển nhưng vẫn hiện đại cho không gian nội thất và ngoại thất. Hiện nay, gạch bông vẫn giữ vững sự yêu thích trong thiết kế và trang trí, là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn tôn vinh vẻ đẹp trường tồn của kiến trúc.
- 9 28, 2024
Nghề thủ công Việt trên CHUS - Lưu giữ nét bản sắc dân tộc
Xem nhanh
Từ xa xưa, trên những vùng đất màu mỡ, người ta nhìn thấy những sản phẩm đồ đồng điêu khắc tỉ mỉ, gọi tên là trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ. Đó là những tác phẩm nghệ thuật từ sơ khai với vẻ đẹp trường đồn. Chính từ đó, chúng ta lật mở ra được những trang sử đầy kiêu hãnh về đồ thủ công Việt.
Trong dòng chảy này, CHUS thật vinh dự khi có thể cùng đồng hành, dấn thân vào hành trình kế thừa và phát huy nghề thủ công Việt.
Nghề thủ công: Tấm gương phản chiếu tinh hoa nghệ thuật Việt
Từ buổi bình minh của nền văn minh cho đến kỷ nguyên hiện đại, nghề thủ công Việt Nam đã vươn mình như một tấm gương phản chiếu rực rỡ của văn hóa và lịch sử dân tộc. Nghề thủ công đã để lại những kỹ thuật, bí quyết được truyền từ đời này sang đời khác. Các nghệ nhân Việt “dệt” nên cả một truyền thống lâu đời, với vẻ đẹp văn hóa được hằn lên qua từng đường nét của chất liệu thô sơ, mộc mạc.
Không phải ngẫu nhiên mà nghề thủ công truyền thống được coi là một trong bảy lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể. Đó là một hành trình dài hàng ngàn năm, nơi mà mỗi sản phẩm thủ công đều kể một câu chuyện riêng, phản ánh nét đẹp của từng cộng đồng làng xã. Mỗi tộc người, từ người Kinh, Chăm, H’mong… đều mang trong mình những đặc trưng văn hóa Việt riêng biệt, và điều đó thể hiện rõ nét trong qua những làng nghề thủ công.
Nghề thủ công là tấm gương phản chiếu tinh hoa nghệ thuật Việt
Đồ thủ công Việt Nam ôm trọn Quốc hồn, Quốc túy
Việt Nam sở hữu một thành trì thật cao đẹp về bản sắc văn hóa, và những món đồ thủ công sẽ là một minh chứng rõ nét cho sự rực rỡ này. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ bao giờ cũng được những người thợ Việt Nam sáng tạo từ tập quán, lề lối sinh hoạt và cả quan niệm về cái đẹp. Vì lẽ đó mà hàng thủ công Việt Nam có một nét không thể bị nhầm lẫn với cả những nền văn hóa lớn khác - đó là vẻ đẹp sâu sắc, giao hòa cả sự gần gũi về tập quán, ý thức tâm linh và vẻ đẹp của vùng miền.
Vì thế, dẫu cùng nằm trong khối đồng văn, đồ thủ công Việt vẫn tạo ra một chữ ký thật rõ nét cho văn hóa Việt trước cả những nền văn hóa lớn - điển hình là Trung Quốc. Từ chiếc nón lá, nón bài thơ, cái bình gốm, cái chum hay cái vại, hàng thủ công Việt Nam đã khẳng định chính mình, khẳng định cho chính nền văn hóa cội nguồn về một chuỗi nghệ thuật thủ công thật tinh túy. Khi đủ thấu hiểu, đủ trải nghiệm, người Việt nếu yêu thích phong cách Á Đông hoàn toàn có thể tự hào về những món đồ thủ công Việt mà không cần phải tìm đến đồ thủ công Trung Quốc hay quốc gia nào khác.
Đồ thủ công Việt Nam ôm trọn Quốc hồn, Quốc túy (Ảnh: Chus)
Bước vào không gian truyền thống với những làng nghề thủ công Việt
1. Nghề đậu bạc
Nghề đậu bạc là kỹ thuật kéo khối bạc thành những sợi chỉ mỏng, sau đó tết thành các họa tiết, hoa văn mềm mại. Đây là một kỹ thuật điêu luyện của thợ kim hoàn Việt Nam.
Nghề này xuất hiện từ thế kỷ 15, phổ biến nhất tại làng Định Công (Hà Nội) và Đồng Xâm (Thái Bình). Đến nay, đậu bạc vẫn duy trì sự sống mạnh mẽ, mang lại các sản phẩm thủ công tinh xảo. Trên CHUS, bạn có thể tìm thấy những sản phẩm trang sức đậu bạc là kết tinh của nghệ thuật truyền thống bao đời để làm quà tặng hay dành riêng chính mình.
Nghề đậu bạc tạo ra những món trang đức độc đáo và tinh xảo (Ảnh: Silver Soul Studio- Handmade in Vietnam | CHUS)
Bạn có thể ghé thăm gia hàng Silver Soul Studio- Handmade in Vietnam để khám phá những mẫu trang sức bạc đậu đặc sắc.
2. Nghề làm giấy
Xuất hiện từ thế kỷ 13, nghề làm giấy Dó ở Bắc Ninh nổi tiếng với quy trình sản xuất thủ công đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Mỗi tờ giấy Dó được thợ Việt tạo nên từ vỏ cây dó thô ráp, qua nhiều giai đoạn xử lý như ngâm, giã, lọc, rồi phơi khô thành những tờ giấy mịn màng, bền đẹp.
Giấy Dó không chỉ được dùng trong tranh Đông Hồ hay thư pháp, mà ngày nay còn được ứng dụng trong nghệ thuật hiện đại. Sản phẩm tranh giấy Dó thủ công xuất hiện trên CHUS vẫn giữ nguyên vẻ đẹp truyền thống, pha chút đương đại, đem lại một món quà tặng thủ công cho không gian sống của bạn.
Tranh hoa giấy dó được sáng tạo không ngừng (Ảnh: Maypaperflower | CHUS)
3. Nghề làm gốm
Có lịch sử hơn 4.000 năm, nghề gốm sứ Việt Nam nổi tiếng nhất phải kể đến làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) và Chu Đậu (Hải Dương) rồi lan tỏa về Bình Dương, Vĩnh Long… với những sản phẩm gốm được chế tác thủ công, trang trí bằng các họa tiết và men màu truyền thống.
Từ bát, đĩa, bình hoa cho đến tượng trang trí, gốm sứ Việt Nam luôn giữ được sự cuốn hút của mình qua hàng thế kỷ. Hiện nay, CHUS tự hào giới thiệu những sản phẩm gốm thủ công, gốm men hỏa biến kết hợp hài hòa giữa truyền thống và cách sản xuất hiện đại, phù hợp đề làm những món quà tặng tinh tế cho mọi nhu cầu.
Những sản phẩm gốm được cách tân bởi tài năng của nhà Gốm Đông Gia (Ảnh: Gốm Đông Gia | CHUS)
4. Nghề làm lồng đèn
Từ khoảng thế kỉ 16, 17, lồng đèn truyền thống đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong các lễ hội như Tết Trung Thu. Những chiếc lồng đèn làm từ tre và giấy màu, với nhiều hình dáng sáng tạo như ngôi sao, cá chép, rồng… vẫn được nghệ nhân Việt sản xuất thủ công tại Hội An và Tuyên Quang. Ngày nay, những sản phẩm lồng đèn thủ công mang lại vẻ đẹp lung linh cho không gian lễ hội, đồng thời là món quà độc đáo cho những dịp đặc biệt.
5. Nghệ thuật Pháp Lam
Pháp Lam, một nghề thủ công mang đậm dấu ấn lịch sử, xuất hiện vào thời Nguyễn (1802-1945) tại Huế. Nghề này có nguồn gốc từ châu Âu, được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc và được triều đình Huế phát triển để làm ra các sản phẩm trang trí cung đình và tôn giáo.
Pháp Lam là nghệ thuật tráng men trên kim loại, tạo ra các sản phẩm trang trí và đồ thờ cúng có hoa văn tinh xảo và màu sắc rực rỡ. Nghề làm Pháp Lam từng bị thất truyền khá lâu, nhưng với giá trị cao đẹp nội tại, nó hiện đang được khôi phục mạnh mẽ. Sản phẩm Pháp Lam không chỉ mang đậm giá trị văn hóa mà còn là biểu tượng của sự tinh tế, sang trọng qua từng nỗ lực của các nghệ nhân Việt.
Nghề Pháp Lam đang được khôi phục mạnh mẽ
6. Nghề làm sơn mài
Nghề sơn mài xuất hiện từ thế kỷ 17 và nổi tiếng nhất ở các làng nghề như Hạ Thái (Hà Nội) và Bình Dương. Đây là kỹ thuật sơn phủ nhiều lớp lên bề mặt gỗ, sau đó mài nhẵn để tạo độ bóng và các họa tiết tinh xảo. Các sản phẩm sơn mài thường là tranh, hộp, bình hoa, với vẻ đẹp sang trọng và độc đáo. Ngày nay, tuy không hoàn toàn thất truyền nhưng sơn mài đang có phần yếu thế hơn khi phải cạnh tranh với những sản phẩm trang trí khác.
Màu sơn mài đa dạng và ấn tượng trên những chú trâu gốm (Ảnh: HCeramics | CHUS)
7. Nghề làm da thuộc
Xuất hiện từ thế kỷ 19, nghề làm đồ da nổi tiếng với quy trình thuộc da, cắt, may thủ công. Những sản phẩm da thuộc như túi xách, giày dép, ví da không chỉ bền bỉ mà còn có thiết kế tinh tế. Các làng nghề Phú Yên (Hà Nội), Hưng Yên, hay Hội An, vẫn duy trì truyền thống này qua nhiều thế hệ. Trên CHUS, bạn sẽ khám phá những sản phẩm da thủ công mang nét tinh hoa của nghề truyền thống, đồng thời mang đến một món quà tiện dụng và thời trang cho người dùng hiện đại.
Ví da đựng hộ chiếu, hiện đại trên nền da mộc mạc (Ảnh: Tamy Beloved | CHUS)
8. Nghề làm gạch bông
CHUS và hành trình bảo tồn, lan tỏa nghề làm đồ thủ công Việt
Trong guồng xoay của thời đại, vẫn còn một điều tuyệt vời là nghệ thuật thủ công không bao giờ đứng yên mà luôn biến chuyển, phát triển cùng với thời gian. Những nghệ nhân của mỗi làng nghề không chỉ là người giữ lửa mà còn là những nhà sáng tạo tài ba. Chính điều này đã làm cho nghề thủ công Việt Nam luôn tươi mới và bền vững, như một mạch không ngừng từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Từ niềm tin vào nghệ thuật thủ công Việt và khát khao tạo nên đột phá, CHUS ra đời, mang đến những sản phẩm thủ công tinh tế, đa dạng, được chọn lọc kỹ lưỡng. Bạn thậm chí có thể khắc tên, chọn lựa kiểu dáng cho các sản phẩm thủ công này và tạo nên những món quà tặng cá nhân hóa khác biệt.
CHUS không chỉ là một nền tảng, mà là một phong trào, một sứ mệnh. Chúng tôi kết nối đam mê, tạo cơ hội cho các nghệ nhân trẻ, cùng chung tay nâng tầm đồ thủ công, biến di sản thành một lĩnh vực kinh tế tiềm năng, đáp ứng nhu cầu tiện - đẹp - bền của người dùng.
CHUS và hành trình bảo tồn, lan tỏa nghề làm đồ thủ công Việt (Ảnh: CHUS)
Lời kết
Từng món đồ thủ công Việt sẽ là một nốt nhạc, vang lên giữa không gian yên bình của làng nghề, rồi lại hòa vào dòng chảy thời gian, mang theo những ký ức, tình yêu và lòng tự hào dân tộc. Cùng với CHUS, bạn đàng góp thêm vào khúc hoan ca này, để nghệ thuật thủ công Việt Nam ngày càng đột phá.
Ngọn đèn của những cái nôi thủ công Việt sẽ sáng mãi không ngừng.