Từ khoảng một chục năm trở lại đây, mọi người được biết đến sự kiện Giờ Trái Đất - Earth Hour. Sự kiện này bắt nguồn từ Úc và dần dần mới lan tỏa đến nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng từ đâu mà người ta có tưởng về Giờ Trái Đất? Và để nhận được hưởng ứng nhiệt tình như thế thì những người đứng sau sự kiện này đã phải làm những gì nhằm phổ biến cũng như lan tỏa ý nghĩa tốt đẹp của Giờ Trái Đất?

Bạn sẽ tìm được câu trả lời cho những câu hỏi trên ngay trong bài viết dưới đây cùng CHUS

Giờ Trái Đất - Một giờ dành cho ngôi nhà chung 

Giờ Trái Đất - Một giờ dành cho ngôi nhà chung 

1. Giờ Trái Đất là gì?

Giờ Trái Đất (Earth Hour) là một sự kiện quốc tế thường niên do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) khởi xướng. 

Sự kiện này kêu gọi các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp và chính phủ trên toàn thế giới tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong vòng một giờ đồng hồ vào tối thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Một giờ đồng hồ đó chính là khoảng thời gian mà Trái Đất - ngôi nhà lớn của con người được “nghỉ xả hơi” khỏi việc phải xử lý, tiêu thụ nguồn năng lượng khổng lồ mà con người sử dụng qua từng giờ, từng phút. 

Đôi nét về Tổ chức Quốc tế và Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) 

- WWF được thành lập vào năm 1961 (Morges, Thụy Sĩ) với tên gọi ban đầu là Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (World Wildlife Fund).

- Ý tưởng thành lập WWF xuất phát từ mối lo ngại về tình trạng suy giảm nhanh chóng của các loài động vật hoang dã trên toàn cầu.

- Mục tiêu chính của WWF là bảo tồn đa dạng sinh học và giảm thiểu tác động của con người đến môi trường.

- WWF là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế đầu tiên hoạt động tại Việt Nam.

- WWF hỗ trợ Việt Nam xây dựng chiến lược bảo tồn quốc gia và hợp tác chặt chẽ với chính phủ và các đối tác để giải quyết các thách thức môi trường.

 

Ảnh 2  Caption: Sự kiện Giờ Trái Đất 2025 

Sự kiện Giờ Trái Đất 2025

2. Giờ Trái Đất bắt nguồn từ đâu?

2.1. Ý tưởng ban đầu

Ý tưởng về Giờ Trái Đất đến từ những nhà nghiên cứu tại tổ chức khi họ tìm hiểu về tác động của nguồn năng lượng điện đến Trái Đất của những nhà nghiên cứu tại Sydney, Úc vào năm 2007. 

Ngày 31 tháng 3 năm 2007, WWF Úc đã phối hợp với tạp chí Sydney Morning Herald tổ chức sự kiện kêu gọi mọi người cùng nhau tắt đèn trong một giờ đồng hồ nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Sự kiện đã thu hút 2,2 triệu triệu hộ gia đình và các doanh nghiệp ở Sydney đồng loạt tắt đèn để hưởng ứng giờ Trái Đất. 

2.2. Sự lan tỏa toàn cầu của Giờ Trái Đất 

Với con số hộ gia đình tham gia đầy ấn tượng như trên tại Sydney, giờ Trái Đất đã truyền cảm hứng cho nhiều quốc gia khác trên thế giới. Năm 2008, Giờ Trái Đất đã trở thành một phong trào toàn cầu với sự tham gia của hơn 50 triệu người ở 370 thành phố trên 35 quốc gia.

Kể từ năm 2008 đến nay, Giờ Trái Đất liên tục lan rộng đến nhiều quốc gia khắp các châu lục và trở thành một trong những phong trào môi trường lớn nhất thế giới.

Năm 2024, có hơn 180 quốc gia và các tổ chức đã tham gia Giờ Trái Đất và đóng góp hơn 1 triệu 4 giờ đồng hồ không dùng điện cho Trái Đất. 

Những con số biết nói về Giờ Trái Đất năm 2024 (Ảnh: WWF)

Những con số biết nói về Giờ Trái Đất năm 2024 (Ảnh: WWF)

3. Ý nghĩa của Giờ Trái Đất

3.1. Tiết kiệm năng lượng

Mặc dù thời gian tắt đèn chỉ kéo dài một giờ, nhưng Giờ Trái Đất có ý nghĩa biểu tượng lớn trong việc thúc đẩy tiết kiệm năng lượng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tiêu thụ năng lượng hợp lý. Tiết kiệm năng lượng giúp giảm lượng khí thải nhà kính, góp phần chống biến đổi khí hậu.

Sự kiện này cũng khuyến khích mọi người suy nghĩ về cách sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn trong cuộc sống hàng ngày.

3.2. Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu

Việc tắt đèn trong một giờ hưởng ứng Giờ Trái Đất là hành động trực quan v nhắc nhở mọi người về sự phụ thuộc vào năng lượng và khuyến khích mọi người giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. 

 

Mọi người cùng nhau tắt đèn vì Giờ Trái Đất

Mọi người cùng nhau tắt đèn vì Giờ Trái Đất

3.3. Thúc đẩy hành động vì môi trường 

Giờ Trái Đất không chỉ về việc tắt điện mà còn khuyến khích mọi người bảo vệ môi trường qua nhiều hoạt động khác nhau như không dùng bao nilon trong một giờ (với các hàng quán), thu gom rác thải và phân loại,...

3.4. Tạo sự kết nối cộng đồng

Giờ Trái Đất là sự kiện toàn cầu kết nối hàng triệu người trên khắp thế giới trong một hành động chung. Qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trong việc bảo vệ ngôi nhà lớn của tất cả mọi người không phân biệt màu da, quốc tịch hay tôn giao. 

Mọi người cùng chung tay hưởng ứng Giờ Trái Đất (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Mọi người cùng chung tay hưởng ứng Giờ Trái Đất (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Hưởng ứng Giờ Trái Đất không chỉ đơn thuần là hành động bảo vệ môi trường, mà còn ở việc mọi người cùng chung tay vì một mục đích chung. Qua đó, sự kiện đề cao khái niệm “Hành động nhỏ, ý nghĩa to” của việc bảo vệ môi trường - vốn là một trong những luận điểm quan trọng trong công cuộc vận động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 

4. Các quốc gia hưởng ứng Giờ Trái Đất như thế nào?

4.1. Giờ Trái Đất tại Úc

Là nơi khởi nguồn của Giờ Trái Đất, Úc luôn có những hoạt động hưởng ứng sôi nổi. Các thành phố lớn như Sydney và Melbourne tổ chức các sự kiện tắt đèn quy mô lớn, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.

Nhà hát Opera Sydney tắt đèn vào giờ Trái Đất

Nhà hát Opera Sydney tắt đèn vào giờ Trái Đất

4.2. Giờ Trái Đất tại Singapore

Đất nước xanh sạch đẹp này nổi tiếng với các hoạt động Giờ Trái Đất sáng tạo và độc đáo. Các tòa nhà biểu tượng như Marina Bay Sands và Gardens by the Bay đều tham gia tắt đèn, tạo nên một cảnh tượng ấn tượng.

Singapore còn tổ chức các buổi hòa nhạc, triển lãm và các hoạt động giáo dục về môi trường trong dịp Giờ Trái Đất.

Người dân Singapore và giờ Trái Đất

Người dân Singapore và giờ Trái Đất

4.3. Giờ Trái Đất tại Pháp

Tại Pháp, tháp Eiffel là một trong những biểu tượng tham gia tắt đèn trong Giờ Trái Đất. Cảnh tượng một kỳ quan thế giới chìm vào màn đêm để tiết kiệm điện cũng mang đến tác động mạnh mẽ với người dân Pháp nói riêng và toàn thế giới nói chung. 

Các thành phố khác trên khắp nước Pháp cũng tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng, từ các buổi hòa nhạc đến các cuộc diễu hành.

 

Thép Eiffel kỳ vĩ và khoảnh khắc chìm vào bóng tối của Giờ Trái Đất (Ảnh: AzerNews)

Thép Eiffel kỳ vĩ và khoảnh khắc chìm vào bóng tối của Giờ Trái Đất (Ảnh: AzerNews)

4.4. Giờ Trái Đất tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng ứng Giờ Trái Đất tích cực. Hàng năm, các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều tổ chức các sự kiện tắt đèn và các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường như đạp xe diễu hành, các cuộc thi vẽ tranh về môi trường, và các chương trình biểu diễn nghệ thuật.

Không chỉ các tổ chức xã hội mà nhiều hàng quán tại Việt Nam cũng hưởng ứng Giờ Trái Đất như phục vụ đêm nhạc cho khách hàng tại quán trong thời gian Giờ Trái Đất, chuẩn bị nến tại bàn cho khách. 

 

Địa điểm quen thuộc của người Hà Thành giữa giờ Trái Đất (Ảnh: Tư liệu trong báo Nhân Dân)

Địa điểm quen thuộc của người Hà Thành giữa giờ Trái Đất (Ảnh: Tư liệu trong báo Nhân Dân)

Bạn có biết? 

Theo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia thuộc EVN thì:

- Giờ Trái Đất 2024: Việt Nam đã tiết kiệm được sản lượng điện là 428.000 kWh (tương đương số tiền gần 859 triệu đồng).

- Giờ Trái Đất 2023: Việt Nam đã tiết kiệm được 298.000kWh, tương đương với khoảng 555,6 triệu đồng.

Những con số này cho thấy rằng, chỉ trong một giờ đồng hồ không xài điện có thể tiết kiệm được một lượng điện năng đáng kể, góp phần giảm tải cho hệ thống điện và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

5. Có quà tặng Giờ Trái Đất không?

Giờ Trái Đất không phải là dịp tặng quà truyền thống, nhưng nhiều tổ chức phát hành sản phẩm thân thiện với môi trường để gây quỹ bảo vệ thiên nhiên. Các mặt hàng phổ biến bao gồm áo thun cotton in hình trái đất, túi tote tái chế, ống hút inox, bộ muỗng nĩa tre, v.v. Một số thương hiệu cũng bán nến Giờ Trái Đất, bình nước tái sử dụng hoặc sản phẩm làm từ vật liệu tái chế, với lợi nhuận được dùng để hỗ trợ các dự án môi trường.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp triển khai chương trình khuyến mãi Giờ Trái Đất, giảm giá cho sản phẩm bền vững hoặc trích doanh thu đóng góp vào quỹ bảo vệ thiên nhiên. Dù trọng tâm của sự kiện là nâng cao nhận thức, việc chọn mua các sản phẩm này cũng là cách chia sẻ và ủng hộ lối sống xanh.

Kết

Giờ Trái Đất là một sự kiện toàn cầu có ý nghĩa to lớn của việc tiết kiệm năng lượng, nâng cao nhận thức cá nhân đến biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động bảo vệ môi trường. Đúng như ý nghĩa Hành động nhỏ - Ý nghĩa to, giờ Trái Đất là minh chứng cho việc đồng lòng vì một mục đích chung sẽ tạo nên điều kỳ diệu như thế nào. Qua đó, mỗi người dân Việt Nam cũng như tất cả anh em từ khắp năm châu có cơ hội đóng góp vào một tương lai bền vững hơn cho hành tinh xinh đẹp này. 

Bạn muốn tìm hiểu thêm về những thông tin thú vị? Khám phá ngay Chus để tham khảo những món quà thân thiện với môi trường, quà tặng lưu niệm và đầy ý nghĩa nhé!