Nghề làm gốm sứ truyền thống là một trong những nghề thủ công đầu tiên của nhân loại, đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước. Bắt nguồn từ những nguyên liệu bình dị, dễ kiếm như đất sét, nước và lửa, gốm sứ mang trong mình vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi và ẩn chứa tinh hoa văn hóa của mỗi dân tộc. Nhưng cho đến hiện nay, rất nhiều người vẫn hay nhầm lẫn về khái niệm gốm và sứ. Để giúp bạn giải đáp thắc mắc, cũng như có thêm nhiều thông tin hữu ích thì đừng bỏ qua bài viết này của Chus nhé!

Gốm sứ là chất liệu khá quen thuộc hiện nay

Gốm sứ là chất liệu khá quen thuộc hiện nay

Gốm là gì?

Đồ gốm Việt đã xuất hiện từ rất lâu đời, có niên đại hơn 25.000 năm, gắn liền với sự phát triển của con người. Lúc đầu, gốm được sử dụng chủ yếu cho các mục đích thiết yếu như xây dựng nhà cửa, chế tạo dụng cụ sinh hoạt trong gia đình như ly gốm, bát gốm,... Dần dần, đồ gốm thủ công được phát triển đa dạng về hình thức, hoa văn và trở thành một loại hình nghệ thuật độc đáo.

Gốm là một loại vật liệu được tạo thành từ đất sét, bột đá và nước, được định hình thành các dạng mong muốn và nung trong lò ở nhiệt độ cao (từ 600°C đến 1600°C). Sau khi nung, đồ gốm trở nên cứng, bền và có khả năng chống thấm nước rất tốt.

Gốm được nung ở nhiệt độ từ 600 độ C

Gốm được nung ở nhiệt độ từ 600 độ C

Sứ là gì?

Sứ là một dạng gốm cao cấp được làm từ đất sét cao lanh, nung ở nhiệt độ cao dao động từ từ 1200°C đến 1450°C và có nhiều ưu điểm vượt trội so với gốm thông thường. Sứ có độ cứng cao hơn gốm thông thường, do cấu trúc tinh thể được hình thành trong quá trình nung ở nhiệt độ cao. Nhưng độ xốp thấp hơn gốm và gần như không thấm nước. Nhờ vậy, sứ có khả năng chống thấm tốt hơn, dễ dàng vệ sinh và không bị bám bẩn.

Sứ có tính chống thám nước cao hơn gốm

Sứ chống thấm nước tốt hơn gốm

Bên cạnh đó, sứ thường được tráng men, tạo nên bề mặt sáng bóng, mịn màng và đẹp mắt.

Nhờ những ưu điểm của mình, sứ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là sản xuất các vật trang trí và đồ gia dụng như bát đĩa, chén, ấm trà, lọ hoa, lavabo, gạch ốp lát,...

Vì sao nhiều người lẫn lộn gốm và sứ?

Gốm sứ là cụm từ quen thuộc thường được sử dụng để chỉ chung những vật dụng được tạo ra từ đất sét nung. Cũng có lẽ thường hay sử dụng tên gọi này mà rất nhiều người vẫn còn lẫn lộn giữa gốm và sứ. Nhưng bên cạnh đó, có lẽ vì do sự tương đồng về cả chất liệu cũng như kiểu dáng mà vẫn còn tạo ra nhiều sự nhầm lẫn.

  • Cả gốm và sứ đều được làm từ đất sét là thành phần chính, bên cạnh đó cũng sẽ trộn thêm cùng tạp chất, đất và nước. Tuy nhiên, đất sét làm sứ thường tinh khiết và có hàm lượng cao lanh cao hơn so với đất sét làm gốm.
  • Cả đồ gốm và sứ đề trải qua các bước cơ bản như tạo dáng, phơi khô, nung. Tuy nhiên, nhiệt độ nung sứ cao hơn gốm (từ 1200°C trở lên) so với gốm (từ 600°C).
  • Gốm cũng như là sứ thì đều có độ cứng và độ bền cao, có thể chịu được va đập và sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, sứ có độ cứng cao hơn gốm do được nung ở nhiệt độ nóng hơn.
  • Các nghệ nhân có thể sử dụng các kỹ thuật vẽ tay, đắp nổi, khắc chìm,... để tạo ra những sản phẩm gốm sứ với hoa văn độc đáo và tinh xảo.
  • Cả gốm và sứ đều được sử dụng rộng rãi để làm đồ gia dụng như chén, dĩa, tô, ly, bình,.... Bên cạnh đó, giá trị thẩm mỹ cũng được đánh giá cao và được dùng để trang trí nhà cửa, văn phòng,...
Gốm và sứ là khái niệm rất dễ nhầm lẫn

Nên dùng đồ gốm hay đồ sứ?

Từ xa xưa, gốm sứ đã trở thành vật dụng quen thuộc trong đời sống con người, góp phần tô điểm thêm nhiều màu sắc với các vật dụng trong gia đình, đồ trang trí,...Tuy nhiên, với sự đa dạng về chủng loại và mẫu mã, việc lựa chọn nên sử dụng đồ gốm hay đồ sứ luôn khiến nhiều người băn khoăn. Vậy, đâu là lựa chọn phù hợp cho bạn?

Ưu và nhược điểm của đồ gốm:

  • Đồ gốm thường có giá thành rẻ hơn so với đồ sứ do nguyên liệu và quy trình sản xuất đơn giản hơn.
  • Thông thường các sản phẩm gốm thủ công sẽ có màu sắc tự nhiên, ấm áp và mang vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên.
  • Gốm là loại vật liệu có khả năng giữ nhiệt tốt tuy nhiên không thể bằng đồ sứ, nhưng vẫn thích hợp để sử dụng cho các món ăn dân dã như cơm, canh, mặn,...
  • Nhưng bên cạnh đó, gốm có độ bền thấp hơn so với đồ sứ, dễ bị nứt vỡ khi va đập mạnh.
  • Vì đất sét là gốm có thể pha trộn với nhiều tạp chất khác nhau, nên khi nung không đủ thời gian và nhiệt đồ thì có thể bị nhiễm chì, gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Ưu và nhược điểm của đồ sứ:

  • Đồ sứ có độ bền cao hơn so với đồ gốm, ít bị nứt vỡ khi va đập.
  • Đồ sứ có khả năng chịu nhiệt tốt hơn so với đồ gốm, có thể sử dụng trong lò nướng, lò vi sóng,...
  • Sứ được làm nên từ đất sét cao lanh, nung ở nhiệt độ cao hơn nhiều so với đồ gốm vì thế thành phẩm cũng đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
  • Đồ sứ có bề mặt nhẵn mịn, được tráng men sáng bóng nên rất dễ dàng lau chùi và vệ sinh.
  • Có nhiều màu sắc và họa tiết phong phú, đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu thẩm mỹ mà bạn có thể lựa chọn cho phù hợp với sở thích cá nhân.
  • Nhưng so với đồ gốm thì sứ thường có giá thành cao là do thành phần nguyên liệu và quy trình sản xuất phức tạp hơn.
  • Đồ sứ được đánh giá là có vẻ đẹp hiện đại, sang trọng, vì thế có thể sẽ không phù hợp với những không gian nhà hàng, quán ăn mang tính dân dã, mộc mạc.

Cả đồ gốm và sứ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Lựa chọn loại nào phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, sở thích cá nhân và ngân sách của bạn. Những gợi ý trên không thể cho bạn câu trả lời chính xác nhưng Chus tin rằng bạn đã có được quyết định cho riêng mình.

Tùy vào sở thích cá nhân mà có thể chọn gốm hoặc sứ

Tùy vào sở thích cá nhân mà có thể chọn gốm hoặc sứ

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ xoay quanh chủ đề về cách giúp bạn hạn chế được sự nhầm lẫn giữa đồ gốm và sứ. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích cho cuộc sống.

Gốm sứ không chỉ là sản phẩm thủ công đơn thuần mà còn là một phần di sản văn hóa truyền thống rất quý giá của nhân loại. Để có thể tham khảo và chọn mua những sản phẩm đồ gốm sứ đến từ các thương hiệu chất lượng thì hãy liên hệ trực tiếp với Chus để được tư vấn cụ thể nhé!