Chắc hẳn trong quãng đời học sinh - sinh viên, không ít lần bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi trước những bài kiểm tra, kỳ thi hay đơn giản là khối lượng bài vở ngày càng nhiều. Đó có thể là những dấu hiệu của stress học đường. Vậy, stress học đường là gì và nó có đáng sợ như bạn nghĩ? Cùng Chus tìm hiểu ngay!

Stress học đường là gì?

Stress học đường là trạng thái căng thẳng tâm lý khi học sinh, sinh viên đối mặt với áp lực học tập, thi cử hoặc kỳ vọng từ gia đình, nhà trường. Đây là vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến cả tinh thần lẫn thể chất.

Ba biểu hiện thường gặp:

- Mệt mỏi kéo dài, đau đầu, mất ngủ, ăn uống thất thường

- Cảm xúc thay đổi rõ rệt: cáu gắt, buồn bã, mất động lực

- Tránh giao tiếp, không muốn đến trường, thu mình với gia đình, bạn bè.

Stress học đường khiến nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi, áp lực mỗi ngày đến lớp

Stress học đường khiến nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi, áp lực mỗi ngày đến lớp

Nguyên nhân stress học đường

Có nhiều yếu tố khiến học sinh bị stress, trong đó phổ biến:

  • Áp lực thi cử và điểm số: Học sinh phải chạy đua với các kỳ kiểm tra, thi học kỳ, thi chuyển cấp hoặc kỳ thi đại học – một “cuộc chiến” mà ai cũng buộc phải thắng.
  • Kỳ vọng từ phụ huynh, thầy cô: Khi mọi người xung quanh đặt quá nhiều kỳ vọng, học sinh dễ cảm thấy mình “không đủ tốt”.
  • Thiếu kỹ năng quản lý thời gian: Việc ôm đồm quá nhiều môn học, lớp học thêm khiến quỹ thời gian cá nhân bị thu hẹp nghiêm trọng.
  • Môi trường học tập tiêu cực: Bạo lực học đường, bị bắt nạt hay cảm giác cô lập trong lớp học cũng là những yếu tố kích hoạt stress học đường.

Áp lực thi cử và kỳ vọng từ gia đình là nguyên nhân phổ biến gây stress ở học sinh

Áp lực thi cử và kỳ vọng từ gia đình là nguyên nhân phổ biến gây stress ở học sinh 

Ảnh hưởng của stress học đường đối với học sinh - sinh viên

Stress học đường không chỉ khiến học sinh cảm thấy mệt mỏi nhất thời. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Khi chịu áp lực liên tục, học sinh thường khó tập trung và ghi nhớ dẫn đến hiệu suất học tập giảm sút rõ rệt. Không chỉ dừng lại ở học tập,stress học tập gây tình trạng mất ngủ, đau đầu, hoặc cảm giác lo âu thường trực ở các bạn trẻ. Trong một số trường hợp, stress có thể dẫn đến trầm cảm nhẹ, khiến các bạn mất đi niềm vui trong cuộc sống. Đáng sợ hơn, stress còn gây ra những rối loạn hành vi đáng lo ngại. Một số học sinh trở nên dễ cáu gắt, mất kiểm soát cảm xúc, hoặc trở nên khép mình, xa cách với bạn bè và gia đình. 

Những tác động này cho thấy stress học đường không phải là vấn đề nhỏ, và việc nhận biết sớm các dấu hiệu là vô cùng quan trọng để ngăn chặn hậu quả lâu dài.

Cách giảm stress cho học sinh hiệu quả

Tự chăm sóc sức khỏe bản thân & thư giãn 

Hãy ngủ đủ, ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên. Dành thời gian cho sở thích cá nhân như đọc sách, nghe nhạc, viết lách… giúp cân bằng cảm xúc.

Kỹ năng quản lý thời gian & học tập

Lập kế hoạch học tập cụ thể, bạn nên ưu tiên nhiệm vụ quan trọng và có thời gian nghỉ giải lao hợp lý. Học theo sơ đồ tư duy, flashcard hay video sinh động có thể giúp bạn tiếp thu hiệu quả hơn.

Chia sẻ & tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh

Nói chuyện với gia đình, bạn bè hoặc giáo viên chủ nhiệm giúp giải tỏa tâm lý. Nếu stress kéo dài, đừng ngại tìm đến chuyên gia tâm lý học đường.

 

Cách giúp con em, bạn bè giảm stress học đường

Phụ huynh nên đồng hành chứ không tạo áp lực

Phụ huynh là người đồng hành quan trọng trong hành trình học tập và vượt qua stress học đường của con. Thay vì chỉ quan tâm điểm số, hãy chú ý đến cảm xúc, lắng nghe những tâm sự nhỏ nhặt. Tạo điều kiện cho con nghỉ ngơi, vận động và tham gia các hoạt động ngoài giờ sẽ giúp giảm căng thẳng và cân bằng cuộc sống học đường.

Lắng nghe và đồng hành cùng con là cách ba mẹ giúp con vượt qua stress học đường

Lắng nghe và đồng hành cùng con là cách ba mẹ giúp con vượt qua stress

Thầy cô: Tạo không gian lớp học tích cực

Thầy cô có thể góp phần giảm stress học đường bằng cách tạo môi trường học thân thiện, không so sánh thành tích giữa các học sinh. Những lời động viên kịp thời và phương pháp dạy học linh hoạt sẽ giúp học sinh tự tin hơn. Khi nhận thấy dấu hiệu căng thẳng kéo dài, giáo viên nên phối hợp cùng phụ huynh hoặc chuyên viên tâm lý.

Bạn bè: Lắng nghe và đồng hành

Bạn bè là chỗ dựa tinh thần khi ai đó gặp stress học đường. Hãy chủ động quan tâm, trò chuyện và không phán xét nếu bạn mình có biểu hiện mệt mỏi hay thu mình. Một lời khích lệ hay một buổi học nhóm nhẹ nhàng cũng giúp giải tỏa áp lực đáng kể. Nếu cần, đừng ngại khuyên bạn tìm đến người lớn để được giúp đỡ.

Kết luận 

Stress học đường không phải là điều gì đó “chỉ thoáng qua” hay “chuyện nhỏ”. Nó có thể âm thầm bào mòn năng lượng, sự hứng khởi và niềm tin của học sinh nếu không được quan tâm đúng mức. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và có những biện pháp can thiệp kịp thời là vô cùng quan trọng. 

Đừng ngần ngại chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. Cả gia đình và nhà trường luôn sẵn lòng đồng hành cùng bạn vượt qua những áp lực và tận hưởng những niềm vui của tuổi học trò.

Tham khảo ngay các thông tin hữu ích và khám phá các món quà thư giãn, xoa dịu tinh thần dành riêng cho bạn tại Chus.vn,