- 4 30, 2025
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày của mẹ? Năm 2025 rơi vào ngày nào?
Ngày của mẹ là một trong những dịp đặc biệt hằng năm, nhằm tôn vinh công lao to lớn của những người mẹ trong cuộc sống. Đây là thời điểm ý nghĩa để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với người phụ nữ đã sinh thành, dưỡng dục và hy sinh thầm lặng vì con cái.
Nhưng về nguồn gốc, ý nghĩa và ngày cụ thế, vẫn còn khá nhiều nhầm lẫn. Vậy, hãy cùng CHUS tìm hiểu sâu hơn nhé.
Ngày của mẹ là gì?
Ngày của mẹ (còn được gọi là Mother's day trong tiếng Anh) là lễ kỷ niệm đặc biệt dành để tôn vinh những người mẹ, tình mẫu tử và ảnh hưởng của các bà mẹ đối với gia đình và xã hội. Đây là dịp để con cái thể hiện lòng biết ơn và tình cảm đối với người mẹ của mình thông qua những món quà ý nghĩa, lời chúc tốt đẹp hoặc đơn giản là dành thời gian bên nhau.
Ngày của mẹ ra đời để tôn vinh những người phụ nữ trong vai trò làm mẹ (Ảnh: Internet)
Khác với ngày Quốc tế phụ nữ (8/3) nhằm tôn vinh tất cả phụ nữ, ngày của mẹ tập trung đặc biệt vào vai trò làm mẹ. Tại đa số các quốc gia trên thế giới, ngày lễ này được tổ chức vào chủ nhật thứ hai của tháng 5 với những truyền thống tổ chức lễ kỷ niệm theo cách riêng.
Ngày của mẹ năm 2025 rơi vào ngày nào?
Ngày của mẹ được tổ chức vào chủ nhật thứ hai của tháng 5. Trong năm 2025, ngày của mẹ sẽ rơi vào ngày 11 tháng 5 năm 2025. Đây là thời điểm lý tưởng để bạn lên kế hoạch cho những hoạt động ý nghĩa cùng mẹ.
Ngày của mẹ rơi vào 11/5/2025 (Ảnh: Internet)
Nguồn gốc của ngày của mẹ
Ngày của mẹ hiện đại ra đời từ phương Tây, đặc biệt là tại Mỹ, nhưng có nguồn gốc ra đời từ xa xưa. Trước khi có hình thức cụ thể như hiện nay, nhiều nền văn hóa cổ đại đã có các lễ hội tôn vinh người mẹ và nữ giới.
1. Nguồn gốc từ thời cổ đại
Từ khoảng năm 1600 trước Công nguyên, người Hy Lạp cổ đại đã tổ chức lễ hội mùa xuân để tôn vinh Rhea - nữ thần được xem là mẹ của các vị thần. Người La Mã cũng có lễ hội Hilaria để tôn vinh nữ thần Cybele, được xem là "Mẹ vĩ đại" hay "Mẹ của các vị thần".
Nữ thần Rhea - Nữ thần được xem là người mẹ của các vị thần (Ảnh: Theoi.com)
2. Sự ra đời của ngày của mẹ hiện đại
Ngày của mẹ hiện đại có nguồn gốc trực tiếp từ nỗ lực của Anna Jarvis tại Mỹ. Sau khi mẹ của bà - Ann Reeves Jarvis qua đời vào năm 1905, Anna Marie Jarvis đã bắt đầu vận động để có một ngày tưởng nhớ những người mẹ.
Vào năm 1908, lễ tưởng niệm đầu tiên dành cho các bà mẹ được tổ chức tại nhà thờ Methodist ở Grafton, tiểu bang Virginia và tại nhà thờ ở Philadelphia. Nhờ lòng kiên trì của Anna Jarvis, phong trào nhanh chóng được hưởng ứng rộng rãi.
Ngày của mẹ chính thức phát triển mạnh mẽ từ Mỹ
Đến năm 1911, hầu hết các tiểu bang của Mỹ đều tổ chức ngày của mẹ. Và vào năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson ký văn bản ấn định chủ nhật thứ 2 của tháng 5 là Ngày của Mẹ quốc gia tại Mỹ, đánh dấu sự ra đời chính thức của ngày lễ này.
Hoa cẩm chướng được chọn làm biểu tượng ngày của mẹ
Hoa cẩm chướng được Anna Jarvis chọn làm biểu tượng cho ngày của mẹ, với ý nghĩa tượng trưng cho sự thuần khiết, tình yêu và lòng trung thành.
Ngày của mẹ đã phát triển như thế nào qua các năm?
Sau năm 1914, ngày của mẹ đã phát triển và lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Từ một ngày kỷ niệm đơn giản, ngày của mẹ đã dần trở thành một trong những dịp lễ lớn, với nhiều hoạt động thương mại gắn liền.
Trong những thập kỷ sau khi ra đời tại Mỹ, "Mother's day" của phương Tây du nhập vào thì người Việt cũng đã bắt đầu đón nhận ngày lễ này với tên gọi Ngày của mẹ. Tại nhiều nước châu Á, ngày của mẹ cũng được tổ chức vào những thời điểm khác nhau trong năm, phù hợp với văn hóa địa phương.
Ngày của mẹ phát triển mạnh mẽ với nhiều hoạt động đi kèm
Đáng chú ý là vào những năm sau khi thành lập ngày của mẹ, chính Anna Jarvis đã phản đối việc thương mại hóa ngày lễ này. Bà cho rằng ý nghĩa thực sự của ngày này không nằm ở những món quà tặng đắt tiền mà là ở tình cảm và lòng biết ơn chân thành.
Đến năm 2025, ngày của mẹ đã trải qua hơn một thế kỷ phát triển, trở thành một ngày lễ được ghi nhớ trên toàn thế giới với nhiều hình thức khác nhau.
Ý nghĩa của ngày của mẹ
1. Tại sao chúng ta cần tôn vinh mẹ trong ngày này?
Ngày của mẹ là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với những hy sinh thầm lặng của người mẹ. Trong cuộc sống bận rộn hàng ngày, nhiều người thường quên đi công lao to lớn của mẹ trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Ngày này nhắc nhở chúng ta dừng lại, nhìn nhận và trân trọng tình yêu vô điều kiện mà mẹ dành cho chúng ta.
Hơn thế nữa, việc tôn vinh người mẹ cũng là cách để chúng ta thể hiện tình yêu và sự quan tâm của mình. Đôi khi, một lời cảm ơn đơn giản cũng có thể mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người mẹ.
Ngày của mẹ là cơ hội để gửi lời cảm ơn (Ảnh: Minh Hà và các con - Eva)
2. Ngày của mẹ có ý nghĩa gì đối với các thế hệ trẻ?
Đối với thế hệ trẻ, ngày của mẹ là cơ hội để nhắc nhở về giá trị gia đình và tầm quan trọng của tình mẫu tử. Trong kỷ nguyên công nghệ số và nhịp sống nhanh, ngày lễ này là cột mốc để nhắc nhớ các bạn trẻ nhận thức rõ hơn về trách nhiệm và lòng hiếu thảo đối với người sinh thành.
Ngày của mẹ còn là dịp để các thế hệ trẻ học cách bày tỏ tình yêu và sự biết ơn, những giá trị cảm xúc quan trọng trong cuộc sống. Guồng quay cuộc sống ngày càng khốc liệt, việc dành thời gian thực sự cho người thân yêu càng trở nên có ý nghĩa.
Ngày của mẹ nhắc nhở người trẻ luôn nhớ về mẹ (Ảnh: Minh Tú và mẹ)
3. Ngày của mẹ trong văn hóa Việt Nam
Việt Nam là đất nước có truyền thống hiếu thảo, nơi mà người ta nhắc nhở nhau "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ". Trước khi Ngày của mẹ từ phương tây du nhập vào Việt Nam, người Việt vốn đã có những ngày lễ riêng để tôn vinh công ơn cha mẹ, nổi bật là lễ Vu lan báo hiếu vào tháng 7 âm lịch.
Đến khi ngày của mẹ được giới thiệu vào Việt Nam, nó đã nhanh chóng hòa quyện với văn hóa truyền thống, tạo nên một sự kiện mang đậm bản sắc riêng. Phụ nữ Việt Nam, với vai trò là trụ cột tinh thần của gia đình, được tôn vinh đặc biệt trong ngày này.
Nhiều gia đình Việt kết hợp, đón mừng cả ngày của mẹ theo phong cách phương Tây vào tháng 5 lâ x lễ Vu lan theo truyền thống. Đó là cách khéo léo thể hiện sự tôn trọng đối với cả văn hóa truyền thống và trào lưu hiện đại.
Việt Nam nổi bật với truyền thống hiếu thảo, yêu thương gia đình (Ảnh: Internet)
6. Những món quà ý nghĩa cho ngày của mẹ
Thay vì những món quà quá quen thuộc, hãy cân nhắc những món quà mang tính cá nhân hóa và ý nghĩa hơn, chẳng hạn:
- Thư tay hoặc thiệp tự làm với những lời chúc ý nghĩa từ trái tim.
- Quà tặng cá nhân hóa, để tạo nên một tặng phẩm độc nhất chỉ mẹ với có. Một chiếc túi thêu tên, cái ví khắc tên hay khung tranh độc đáo đều là những ý tưởng rung động.
- Những bộ quà tặng chăm sóc sức khỏe chu đáo, thay bạn lo lắng cho mẹ những khoảnh khắc không gần nhau.
- Trải nghiệm: Dành thời gian bên mẹ trong ngày này, cụ thể hãy tham khảo ở phần tiếp theo nhé.
Gửi mẹ những món quà tặng đầy yêu thương
5. Những hoạt động thú vị trong ngày của mẹ
Có nhiều cách sáng tạo để kỷ niệm ngày của mẹ, hơn hết vẫn là việc dành thời gian và sự chú tâm. Chẳng hạn:
- Tổ chức bữa ăn gia đình: Nấu những món ăn mẹ yêu thích hoặc đưa mẹ đi ăn tại nhà hàng yêu thích.
- Thời gian chất lượng: Dành ngày để làm những việc mẹ thích, như đi dạo công viên, xem phim hoặc tham quan bảo tàng.
- Hoạt động sáng tạo: Tham dự workshop làm hoa, nấu ăn hoặc vẽ tranh cùng mẹ.
- Tình nguyện cùng nhau: Tham gia hoạt động từ thiện ý nghĩa cùng mẹ.
Lời kết
Hi vọng bài viết vừa rồi của CHUS đã giúp bạn hiểu hơn về ngày của mẹ và những kế hoạch quan trọng cho ngày này. Cũng nên nhớ rằng, bên những món quà tặng cho mẹ, thời gian và sự quan tâm chân thành của bạn chính là lời yêu thương đáng quý nhất..
Còn bây giờ thì, hãy đánh dấu ngày 11 tháng 5 năm 2025 trong lịch của bạn và chuẩn bị cho một ngày đặc biệt để tôn vinh người "hiền mẫu" đã mang đến cho bạn cuộc sống và tình yêu vô điều kiện!