- 5 1, 2024
Uống cà phê mà bỏ bữa sáng có sao không?
Theo nghiên cứu của National Coffee Association, trong 10 người sẽ có 9 người đón chào ngày mới bằng 1 tách cà phê nóng hổi. Và đặc biệt là những người này thường bỏ qua bữa sáng hoặc bắt đầu sau khi thẩm hương vị thơm nồng “gây nghiện” trong cà phê. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là “Uống cà phê mà bỏ bữa sáng có sao không?"
Tác hại của uống cà phê khi bỏ bữa sáng
Cà phê chứa đầy caffeine, chất kích thích tự nhiên, giúp khởi động ngày mới một cách năng lượng và tỉnh táo nhất. Mặc dù vậy, thói quen này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe, cụ thể là:
1. Ảnh hưởng đến đường ruột và dạ dày
Theo các chuyên gia trên thế giới cho biết, thực chất cà phê không gây tổn thương trực tiếp cho dạ dày. Tuy nhiên, nó có tác động và ảnh hưởng thông qua cơ chế kích thích nhu động ruột và tăng axit dạ dày.
Khi nhu động ruột bị kích thích, quá trình tiêu hóa bị đẩy nhanh. Điều này khiến các cơ trong đường ruột co bóp mạnh hơn, dẫn đến phân lỏng và tiêu chảy ở một số người. Ngoài ra, Axit chlorogenic và axit citric trong cà phê có thể kích thích tuyến tiết axit trong dạ dày. Với những người có dạ dày bị nhạy cảm thì sẽ gặp phải triệu chứng đau nửa trên hoặc nửa dưới ngực, kèm theo ợ chua.
Tuy nhiên, uống cà phê với thức ăn hoặc kèm theo sữa có thể giảm bớt những tác động tiêu cực này. Sữa hoặc kem có thể hoạt động như một chất đệm giữa axit và niêm mạc dạ dày, giúp làm giảm nguy cơ phát sinh các triệu chứng khó chịu.
2. Cơ thể mất nước
Trong cà phê chứa rất nhiều Caffeine. Thành phần này có tác dụng lợi tiểu, tăng cường quá trình đào thải nước qua thận. Đặc biệt, khi thức dậy sau một đêm say giấc, cơ thể đã mất một lượng nước nhất định thông qua quá trình thoát hơi và đào thải qua niệu đạo.
Do đó, khi uống cà phê mà không bổ sung đủ nước, cơ thể có thể mất nước nhanh chóng, dẫn đến các triệu chứng không mong muốn như nhức đầu, chóng mặt và mệt mỏi. Để tránh tình trạng này, bạn cần duy trì sự cân đối trong việc tiêu thụ cà phê và bổ sung đủ nước hàng ngày.
3. Gây lo âu, bồn chồn
Không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cà phê còn tác động đến cortisol - một hormone gây căng thẳng. Khi thức dậy, mức độ cortisol trong cơ thể thường ở mức cao nhất và tiếp tục tăng lên đỉnh điểm trong khoảng 30 đến 45 phút. Uống cà phê khi mức độ cortisol đang cao nhất có thể làm tăng thêm lượng hormone này, gây ra cảm giác căng thẳng và lo lắng trong cơ thể.
Tác động của caffeine có thể cảm nhận rõ rệt ngay sau khoảng 15 phút từ khi tiêu thụ và có thể kéo dài suốt cả ngày. Đối với phụ nữ, mức độ cortisol có thể thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, mức tiêu thụ caffeine có thể ảnh hưởng khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong tháng.
Uống cà phê đúng cách vào buổi sáng
1. Thời điểm vàng để thưởng thức cà phê
Thời điểm tốt nhất để thưởng thức cà phê có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu và thể trạng của mỗi người. Theo Andrew Huberman, giáo sư tại Đại học Stanford, nên đợi khoảng 90 đến 120 phút sau khi thức dậy, trước khi uống ly cà phê đầu tiên trong ngày. Lúc này, cơ thể đã ổn định và nồng độ cortisol - "hormone căng thẳng" - đã giảm, giúp bạn tận hưởng tối đa lợi ích từ cà phê mà không gặp phải cảm giác lo âu hoặc bồn chồn.
9h30 đến 11h30 sáng được đánh giá là thời điểm lý tưởng để uống cà phê, khi nồng độ cortisol bắt đầu giảm. Lúc này, tác dụng kích thích thần kinh của cà phê sẽ được tận dụng tốt nhất, giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn trong công việc.
Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào khoảng thời gian sau 1 giờ chiều, uống một tách cà phê có thể giúp bạn lấy lại tinh thần và tăng sự tỉnh táo. Lúc này, mức cortisol trong cơ thể lại giảm xuống, là thời điểm tốt để sử dụng caffeine một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu bạn là một người khó ngủ, hãy tránh uống cà phê ít nhất 12 tiếng trước khi đi ngủ. Còn đối với những ai dễ ngủ, nên hạn chế sử dụng caffeine ít nhất 4 - 6 tiếng trước giờ ngủ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Thực tế là không có "thời điểm tốt nhất" để uống cà phê, mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau với caffeine. Việc lắng nghe cơ thể và hiểu rõ các phản ứng với caffeine sẽ giúp bạn tận hưởng lợi ích tuyệt vời của thức uống này mà không gặp phải các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
2. Một số lưu ý khi uống cà phê vào buổi sáng
Để có được một ngày mới đầy sảng khoái và tràn đầy sức sống, bạn có thể tham khảo những lưu ý sau khi uống cà phê:
- Tránh uống cà phê khi đói bụng: Uống cà phê khi bụng rỗng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và mất cân bằng đường huyết. Chia nhỏ lần uống cà phê và uống sau bữa sáng sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề này.
- Uống nước trước khi uống cà phê: Trước khi thưởng thức cà phê, hãy uống một cốc nước để trung hòa axit trong ruột và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
- Chia nhỏ lần uống cà phê: Thay vì uống cà phê một lần lớn, hãy chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày. Điều này giúp kiểm soát lượng caffeine bạn tiêu thụ và giảm nguy cơ tác dụng phụ.
- Thêm một ít quế vào cà phê: Thêm một chút bột quế vào cà phê có thể giúp giảm viêm và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, cũng như tăng thêm hương vị.
- Tuân thủ lượng caffeine khuyến nghị: Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ tối đa 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương với khoảng 4 ly cà phê. Đối với những người có các vấn đề sức khỏe như tim mạch, huyết áp cao, hoặc lo âu, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêu thụ caffeine.
Lời kết
Vậy uống cà phê mà bỏ bữa sáng có sao không? Thực chất, vấn đề này gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe của chúng ta. Nếu bạn cảm thấy cơ thể mình nhạy cảm với caffeine, hãy thử kết hợp với một bữa sáng giàu protein, đầy đủ chất dinh dưỡng. Cùng tận hưởng những lợi ích tuyệt vời của thức uống quốc dân Việt Nam này và bắt đầu ngày mới với thật nhiều hào hứng nhé!
Hãy khám phá thiên đường cà phê tại CHUS. Chúng tôi mang tới cho bạn đa dạng các loại cà phê, với hương vị đậm đà khó quên. CHUS tự hào là thương hiệu cung cấp cà phê Việt chính hãng, phục vụ vị giác cả những vị khách “khó tính” nhất!