- 1 26, 2024
Thực phẩm và thức uống có thể gây hại thận cần lưu ý
Ngày nay, sự quan tâm đến việc duy trì sức khỏe và chăm sóc cơ thể ngày càng tăng cao. Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong lối sống của chúng ta. Trong đó, thận là một cơ quan tối quan trọng cần được bảo vệ. Thế nhưng, ngày càng có nhiều người trẻ mắc các vấn đề về thận hơn so với trước đây, xuất phát từ thói quen ăn uống không lành mạnh. Có rất nhiều các thực phẩm, thức uống quen thuộc, tưởng chừng như vô hại nhưng lại đang khiến thận yếu đi mỗi ngày.
Hãy cùng Chus tìm hiểu những thực phẩm đó là gì để có một chế độ ăn uống lành mạnh, giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe của hai quả thận nhé.
1. Muối:
Muối là một gia vị cần thiết trong chế độ dinh dưỡng, nhưng khi tiêu thụ ở mức cao có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe thận. Nhiều người có thói quen ăn mặn, nhất là cho nhiều nước mắm, muối vào các món kho và ăn kèm các món dưa, cải muối trong bữa cơm. Việc ăn quá nhiều muối sẽ khiến nồng độ natri trong cơ thể tăng, dẫn đến tăng huyết áp. Việc này về lâu dài không tốt cho tim mạch và làm hại cho cả thận.
2. Đường:
Nhiều người lạm dụng quá nhiều đường để tạo vị ngọt cho thức ăn: không riêng gì các món ngọt, mà cả món mặn chiên, kho, canh, xào cũng được nêm rất nhiều đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ đường quá mức có thể kích thích sự sản xuất axit uric trong cơ thể. Khi cơ thể có lượng axit uric lớn, nó có thể tạo ra các tinh thể urate, gây tổn thương cho thận và tăng khả năng hình thành sỏi thận. Điều này không chỉ làm giảm hiệu suất lọc của thận mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh thận.
Tiêu thụ đường quá mức có thể kích thích sự sản xuất axit uric trong cơ thể (Nguồn: Stock.adobe).
3. Các loại nước sốt:
Nước sốt thường được sử dụng để làm tăng hương vị cho các món ăn, nhưng đôi khi chúng cũng chứa các thành phần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thận. Các loại nước sốt thường chứa muối, đường, và chất phụ gia, có thể tăng áp lực lên hệ thống thận và góp phần vào các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, hình thành sỏi thận, và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bạn nên chọn lựa nước sốt có thành phần ít muối và đường, hoặc tốt hơn là tự chế biến tại nhà để kiểm soát chất phụ gia. Điều này sẽ giúp giúp bảo vệ sức khỏe thận và duy trì một lối sống ăn uống lành mạnh.
Tại Chus, bạn có thể chọn ra các loại nước chấm ngon, hương vị cuốn hút với bảng thành phần đẹp, không chứa chất bảo quản. Một số gợi ý sẽ là: Tương ớt Saigon Sweet’N’Spicy Saigon Charlie’s với độ ngọt dịu tự nhiên từ nước mía và mật ong; hoặc Tương cà chua SPICO hoàn toàn từ cà chua, dứa và gia vị tự nhiên, không phụ gia nhân tạo.
Các loại nước sốt có thể làm tăng huyết áp và hình thành sỏi thận(Nguồn: Stock.adobe).
4. Thực phẩm chế biến sẵn:
Thực phẩm được chế biến sẵn thường được ưa chuộng bởi sự tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, hầu hết các loại thực phẩm này chứa lượng natri cao, vì muối được thêm vào như một chất bảo quản để tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm. Ngoài ra, nhiều thực phẩm chế biến sẵn cũng chứa khá nhiều đường và chất béo, đặc biệt là chất béo không lành mạnh như chất béo trans. Sử dụng các loại thực phẩm này thường xuyên có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, gây nên các nguy cơ sức khỏe cho thận và tim.
Sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn thường xuyên có thể gây ra các vấn đề sức khỏe (Nguồn: Stock.adobe).
5. Các thực phẩm giàu protein:
Cơ thể cần protein để xây dựng cơ bắp, sửa chữa các mô nhưng dưỡng chất này cũng khiến thận làm việc nhiều hơn để loại bỏ chất thải. Do đó, nếu dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu protein đặc biệt các sản phẩm động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá và trứng, việc tiêu hoá sẽ trở thành “gánh nặng” cho thận và làm thận bị tổn thương là không tránh khỏi. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều protein mà hãy kết hợp ăn thêm đa dạng thực phẩm như rau xanh, đậu hạt.
Bên cạnh đó, nếu bạn có vấn đề về chuyển hóa purin, có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh gút, thì càng cần lưu ý tránh xa các thực phẩm quá giàu protein như hải sản (tôm, cua, ốc...), thịt đỏ, và nội tạng động vật nói chung.
Protein rất tốt cho cơ bắp nhưng lại khiến thận phải làm việc nhiều hơn (Nguồn: Stock.adobe).
6. Viên uống bổ sung vitamin C:
Vitamin C, hay còn được biết đến với tên gọi acid ascorbic, là cái tên quen thuộc giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Vitamin thường được tiêu thụ dưới dạng viên uống hoặc viên sủi. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều vitamin C có thể tạo ra các hợp chất oxalat và có nguy cơ tích tụ tạo nên sỏi thận.
Hiện nay, có nhiều chị em phụ nữ với mong muốn trắng da nhanh nên đã bổ sung vitamin C với liều lượng cao mỗi ngày. Việc này về lâu dài có thể gây hại thận. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bạn có nên duy trì uống vitamin C hay không. Và đặc biệt, tốt nhất là nên bổ sung vitamin C bằng các thực phẩm tự nhiên như trái cây tươi và rau củ. Đây là cách an toàn để đảm bảo cung cấp đủ chất này mà không gây áp lực lớn cho thận.
Bổ sung nhiều vitamin C có thể gây hại thận (Nguồn: Shutterstock)
7. Thuốc giảm đau:
Bạn có thói quen uống Panadol mỗi khi đau đầu hoặc cảm sốt nhẹ không? Nếu có, hãy cân nhắc dừng lại, vì lạm dụng thuốc giảm đau như Panadol là một thói quen xấu gây hại cho thận đấy.
Thuốc giảm đau, đặc biệt là nhóm NSAIDs (như thuốc ibuprofen thường dùng để giảm đau bụng kinh nguyệt) và acetaminophen (như panadol), mặc dù được sử dụng rộng rãi để giảm đau và kháng viêm viêm, nhưng cũng có thể khiến thận yếu đi nếu sử dụng không kiểm soát. Cả hai loại thuốc này có khả năng ảnh hưởng đến chức năng thận thông qua việc giảm lượng máu chảy vào thận và tăng áp lực trong thận. Để tránh tác động tiêu cực lên sức khỏe thận, cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc, không dùng thuốc quá liều, hạn chế lạm dung thuốc và tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng.
Thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến chức năng thận (Nguồn: Shutterstock).
8. Nước ngọt có gas:
Uống nước ngọt có gas có thể khiến bạn vui vẻ và cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn, nhưng đây lại là cách bạn đầu độc thận nhanh nhất. Nước ngọt có gas thường chứa một lượng lớn đường. Như đã biết, tiêu thụ quá nhiều đường có thể tăng nguy cơ mắc tiểu đường và bệnh thận. Một số loại nước ngọt có gas cũng chứa phosphoric acid, một chất có thể ảnh hưởng đến chức năng thận và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
9. Đồ uống có cồn:
Vào những dịp tiệc tùng, việc uống rượu, bia để xã giao là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, uống rượu bia quá mức và liên tục có thể gây hại cho thận. Cồn khiến tăng huyết áp và khiến thận phải lọc liên tục. Ngoài ra, cồn còn làm mất nước từ cơ thể và làm tăng nồng độ các chất cặn và độc tố trong máu, tất cả đều tác động tiêu cực đến chức năng lọc của thận.
10. Trà
Trà là thức uống quen thuộc được nhiều người ưa thích với các công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Uống trà điều độ sẽ hỗ trợ chống lão hóa, và tốt cho hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể, kể cả thận. Tuy nhiên, một số người có thói quen uống trà đặc thường xuyên, hoặc uống trà thay hoàn toàn cho nước mỗi ngày. Đây chưa chắc đã là một điều tốt mà có khi còn gây ra tác dụng ngược. Vì vậy, hãy uống trà ở mức độ vừa phải để tận dụng các lợi ích của trà một cách tốt nhất.
Lời Kết:
Bằng cách cân nhắc và giảm tiêu thụ các thực phẩm có thể gây hại cho thận, bạn có thể đặt nền móng cho một cuộc sống lành mạnh và giữ cho hệ thống thận của chúng ta hoạt động trong tình trạng tốt nhất.