Thay vì câu “Khi nào mình gặp nhé”, người Việt hay hào sảng mà rủ “Cà phê đi” để hẹn bạn bè gặp mặt, cùng trò chuyện đủ thứ trên trời dưới đất. Văn hoá ngồi cà phê của người Việt từ lâu đã trở thành một trong những nét đặc trưng riêng biệt trong mắt du khách nước ngoài. Nhưng phải là cà phê sáng bên đường, lắng nghe đủ thứ âm thanh sinh động của phố phường thì mới là cách thưởng thức cà phê Việt đúng chuẩn. 

Chưa có cà phê, chưa phải là buổi sáng 

Có người vì thói quen, có người thì đơn giản là nghiện caffeine, nhưng chung quy đều cần có ly cà phê thì họ mới đủ tỉnh táo đón chào ngày mới. Nói vui một chút thì ông bà xưa có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Câu này áp dụng với cà phê chắc chắn cũng rất hợp chứ chẳng đùa! 

cà phê sáng, morning coffee, cà phê lề đường, street coffee, cà phê Việt, Vietnamese coffee

cà phê sáng, morning coffee, cà phê lề đường, street coffee, cà phê Việt, Vietnamese coffee, văn hoá cà phê, coffee culture

Từ người lớn tuổi đến các bạn trẻ đều cần chút cà phê Việt đậm đà để bắt đầu ngày mới (Ảnh: Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Không khó để bắt gặp hình ảnh các ông, các bác lớn tuổi ngồi cà phê sáng cùng nhau. Người thì tay cầm điều thuốc, người thì đang chỉnh kính để đọc tờ báo mới cho rõ hơn. Hay vài bác lại thích đánh cờ. Nghĩ một chút, hớp miếng cà phê đen rồi đặt quân cờ xuống. Cứ thế, những tiếng “cạch cạch, rồn rột, soàn soạt” đua nhau vang lên tạo nên thứ âm thanh sinh động mà bình yên đến lạ. 

Hay như dân văn phòng tranh thủ trước khi vào giờ làm thì “đá” cốc cà phê ngay dưới công ty hay trong một hàng quán. Từ trẻ đến già, từ gái đến trai, ta đều thấy được hình ảnh họ làm ly cà phê mỗi sáng ngay bên đường. Dần dà, hình ảnh này trở nên quá phổ biến và đặc trưng đến mức nhiều du khách nước ngoài khi du lịch đến Việt Nam, cũng muốn được trải nghiệm cà phê sáng bên đường một lần. 

Uống cà phê, kể chuyện thế giới 

Dân văn phòng vội vàng đến đâu, vẫn có thể dành thời gian ngồi cà phê sáng một chút để trò chuyện dăm ba câu cùng đồng nghiệp. Thêm cái bàn, cái ghế nhựa xíu xiu là đủ. Họ nhủ rằng vì mình cần caffeine trong người để tỉnh táo. Nhưng có người dù có bao nhiêu caffeine đi nữa, cơn buồn ngủ chẳng buông tha. Chỉ là cần khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng thiết yếu đó để đánh lừa bộ não rằng “Ah! Mình tỉnh táo và nói chuyện được rồi. Làm việc thôi”. Cũng có người mua cà phê đó, chứ chẳng ngồi lại. Họ treo trên xe hay cầm tay, rồi lại tiếp tục chiến đấu cho cuộc sống mưu sinh hằng ngày. Lúc này, cà phê lại như liều dopamine tuyệt vời thúc đẩy bạn hăng say và năng lượng hơn. 

Cà phê đã trở thành một phần quan trọng đến mức nhiều khi hẹn gặp mặt hay bàn chuyện gì, bạn cũng có thế quy thành việc “đi cà phê” cho tất cả những dịp cần xã hội đó. 

Bạn có thể tham khảo thêm: 9 Lợi ích sức khỏe của cà phê có thể làm bạn bất ngờ

Nét quyến rũ của hạt cà phê Việt Nam 

Việt Nam được trù phú cho thổ nhưỡng và khí hậu rất thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê. Hạt cà phê Việt Nam phổ biến nhất chia làm hai loại là hạt robustaarabica, với đặc điểm về mùi và vị khác nhau. Một số tỉnh thành có trồng được hạt culi, hạt cherry nhưng so về độ phổ biến cũng như thích hợp nhất thì robusta đứng đầu bảng. Kế tiếp là arabica xong sau đó mới tới hai loại hạt còn lại. 

Cà phê Việt Nam thường đậm đắng bởi vì hạt robusta chiếm tới 90% sản lượng tiêu dụng hằng năm. Cũng nhờ vậy mà ai lần đầu uống không quen có thể bị say hay tim đập nhanh. Tuy nhiên một khi đã nghiện cái vị đắng đậm bao trọn lấy cả khoang miệng ấy thì bạn khó mà dứt ra được. 

Bạn có thể tham khảo thêm: Khám phá Cà phê Việt Nam: Robusta hay Arabica ngon hơn?

Cà phê Việt Nam phải là cà phê pha bằng phin 

Khác với những loạt hạt cà phê từ phương Tây thường dùng máy, hay nhiều phương pháp khác để pha, cà phê Việt Nam đúng chuẩn phải là pha bằng phin. Cảm giác nhìn cà phê chậm rãi nhỏ từng giọt qua phin cà phê nghe có vẻ chẳng gì lớn lao nhưng lại gợi nên nhiều cảm xúc, nhất là khi bạn đang ngồi nép mình và lắng nghe âm thanh từ mọi hướng xung quanh. Khoảnh khắc đợi cho cà phê chảy hết đó cho bạn cơ hội được sống chậm lại, bình tâm ngắm nhìn mọi chuyển động xung quanh mình hơn. Khi đã chảy hết, người ta thêm đường rồi đánh mạnh tay cho tan hết tạo thành lớp bọt cà phê đẹp mắt. Thêm chút đá là thành ly phê đá đậm đà mở đầu cho mọi câu chuyện. 

cà phê sáng, morning coffee, cà phê lề đường, street coffee, cà phê Việt, Vietnamese coffee, văn hoá cà phê, coffee culture, cà phê phin, phin coffee

Ly cà phê phin thơm đậm mở đầu cho mọi câu chuyện của người Việt Nam (Ảnh: VNexpress)

Nếu cà phê đá được các ông ưa chuộng, thì cà phê sữa đá lại là món mà các bà, các mẹ rất mê. Ai nói cà phê Việt Nam đậm thì chỉ có đàn ông mê? Thay đường bằng xíu sữa đặc là có ngay ly cà phê sữa đá thơm béo, ngọt dịu xen cùng chút đắng từ cà phê. Càng nhắc lại càng thèm!

Ngoài ra còn có cà phê vợt, vốn là cà phê pha theo kiểu xưa của người Sài Gòn. Ngày nay không nhiều quán cà phê còn quy trì kiểu này, nhưng nếu bạn chịu khó đi vào những ngóc ngách hay các con hẻm xưa thì vẫn sẽ có thể bắt gặp các quán kiểu này. 

cà phê, coffee, cà phê sáng, morning coffee, cà phê Việt Nam, Vietnamese coffee

Cà phê vợt là một phương pháp làm cà phê của người Sài Gòn xưa (Ảnh: ICaphe.vn)

Văn hoá cà phê sáng của người Việt Nam 

Cần cà phê sáng, nhiều người còn tự cà phê và thưởng thức tại nhà. Tuỳ vào gu và nhu cầu mà cũng sẽ có nhiều kiểu người khi tự pha cà phê. Đâu phải chỉ ai nghiên cứu, chọn mua hạt cà phê mắc tiền mới uống được cà phê, còn người chọn cà phê gói pha sẵn thì không? Có những điều thật ra cũng không cần quá khắt khe khó tính làm gì vì cái này còn tuỳ theo gu. Bạn chẳng có thời gian thì việc pha nhanh một ly cà phê hoà tan đâu phải là vấn đề cần lên án. Có nhiều người thích cà phê nhưng lại không uống được nhiều caffeine thì cà phê pha sẵn ít caffeine lại mới chính là chân ái.

Tạm kết 

Chẳng có quy chuẩn nào cho việc bạn phải pha cà phê bằng hạt gì, pha với tỉ lệ nước, sữa bao nhiêu cho một ly cà phê một người uống. Điểm đáng trân trọng ở đây là vai trò của cà phê trong văn hoá đường phố tại Việt Nam nói chung và văn hoá cà phê sáng nói riêng. Những mối quan hệ mà người này có thể “Cà phê đi” cùng người kia chắc chắn cũng thể hiện tầm quan trọng của mối quan hệ đó như thế nào. Hy vọng qua bài blog khá dài so với bình thường này, CHUS đã phần nào giới thiệu về một nét đặc trưng rất đời, rất riêng biệt của người Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu tìm những thương hiệu bán cà phê Việt uy tín, thơm ngon thì ghé ngay trang CHUS để khám phá nhé.